1.Liệu pháp nghề nghiệp giúp giảm mệt mỏi do COVID-19 kéo dài
Liệu pháp nghề nghiệp (Occupational therapy - OT) là một phương pháp đề cập tới việc sử dụng các đánh giá và can thiệp y tế nhằm duy trì, phục hồi cũng như phát triển các hoạt động có ý nghĩa cho bệnh nhân cả thể chất lẫn tinh thần, giúp bệnh nhân trở lại với cuộc sống sinh hoạt thường ngày một cách bình thường nhất. Mục tiêu của trị liệu này là giúp bệnh nhân có thể phục hồi một cách toàn diện, có khả năng tham gia những hoạt động ý nghĩa trong cuộc sống…
Louise Norris, trưởng nhóm nghiên cứu và là nhà trị liệu nghề nghiệp cao cấp của Bệnh viện St. James ở Dublin, đã tuyển chọn 53 bệnh nhân COVID-19 kéo dài. Gần như tất cả đều cho biết có tình trạng mệt mỏi từ trung bình đến nặng ảnh hưởng đến khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày của họ. Khoảng ¾ cho biết họ bị khó thở, trong khi một nửa bị sương mù não.
Mục tiêu của trị liệu OT là giúp bệnh nhân có thể phục hồi một cách toàn diện
Các bệnh nhân này đã được huấn luyện (trực tuyến) bởi một nhà trị liệu nghề nghiệp trong khoảng thời gian bốn tuần; tập trung vào việc giúp họ xác định giới hạn của cơ thể và não bộ trong các hoạt động hàng ngày, giúp người bệnh điều chỉnh nhu cầu năng lượng cá nhân, có thể tiết kiệm năng lượng và nghỉ ngơi trước khi đến mức kiệt sức.
Norris cho biết: Một số người cảm thấy kiệt sức và không có năng lượng; những người khác bị sương mù não và không thể suy nghĩ rõ ràng trong công việc; một số người có sự kết hợp của cả mệt mỏi thể chất và mệt mỏi nhận thức vào những thời điểm khác nhau trong ngày… Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu ngay từ đầu cơ thể bạn đang phản ứng như thế nào với nhu cầu năng lượng hàng ngày. Biết được điều này sẽ giúp cá nhân tự tin để tìm ra thời gian nào trong ngày là tối ưu cho các hoạt động nhất định. Đây là những điều rất quan trọng mang lại sự tự tin cho các cá nhân.
Phân tích sơ bộ, kết quả cho thấy những người tham gia đã trải qua những cải thiện đáng kể về mức độ mệt mỏi, chất lượng cuộc sống và mối quan tâm về sức khỏe của họ. Vào cuối chương trình, mọi người chủ quan cảm thấy rằng họ có thể tự kiểm soát mức độ mệt mỏi của mình- Norris cho biết.
2. Bài tập ít tác động (low-impact exercise)
Bài tập low-impact
Bài tập low-impact là thực hiện các động tác, hoạt động nhẹ nhàng...
Một nghiên cứu liên quan đến 60 bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng kéo dài tại Bệnh viện St. James, được yêu cầu tham gia hai lớp tập thể dục ảo kéo dài 50 phút mỗi tuần trong tối thiểu sáu tuần. Khi bệnh nhân xây dựng khả năng chịu đựng, cường độ của các buổi tập tăng dần theo thời gian.
Dữ liệu sơ bộ từ 40 bệnh nhân đầu tiên hoàn thành chương trình cho thấy có sự gia tăng đáng kể về khoảng cách có thể đi bộ trong sáu phút. Trung bình họ đã có thể đi bộ xa hơn 34% vào cuối cuộc nghiên cứu, với sự cải thiện đáng kể được quan sát thấy ở hơn 9 trong số 10 bệnh nhân.
Bệnh nhân đã cải thiện được tình trạng khó thở, mệt mỏi và chất lượng cuộc sống tăng lên; có khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày tốt hơn như leo cầu thang hoặc mang vác đồ vật… Mức độ mệt mỏi được cải thiện đáng kể ở hơn 70% bệnh nhân.
Putrino cho biết: Việc sử dụng bài tập low-impact để giúp bệnh nhân COVID-19 kéo dài tự kiểm soát mức năng lượng của họ. Người bệnh được giáo dục về các khái niệm năng lượng và kỹ thuật bảo tồn năng lượng; về gắng sức (không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần, nhận thức…). Khi nhận thức được tất cả những khái niệm và sự thật này sẽ giúp người bệnh lên kế hoạch cho ngày của mình và ‘chi tiêu năng lượng’ hợp lý để đảm bảo rằng bạn luôn ở trong các ngưỡng kiểm soát.
Mời độc giả xem thêm video:
7 lợi ích của vitamin C