Hà Nội

2 kịch bản ứng phó với áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

14-07-2023 18:19 | Xã hội
google news

SKĐS - Áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 với gió giật cấp 10 -11, biển động mạnh. Khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa lớn diện rộng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Biển Đông sắp đón bão, thời tiết cuối tháng 7 chủ đạo mát mẻBiển Đông sắp đón bão, thời tiết cuối tháng 7 chủ đạo mát mẻ

SKĐS - Theo một số mô hình dự báo trên thế giới, xoáy thuận nhiệt đới có thể xuất hiện ngoài khơi Philippines trong những ngày tới, sau đó đi vào và hoạt động trên Biển Đông.

Bão số 1 gây mưa rất lớn cho các tỉnh phía Bắc

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều nay (14/7), áp thấp nhiệt đới đã vượt qua phía Bắc đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin) đi vào Biển Đông. Hồi 16 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/giờ), giật cấp 9.

2 kịch bản ứng phó với áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1 - Ảnh 2.

Đường đi của áp thấp nhiệt đới lúc 16h00 chiều nay.

Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, và còn tiếp tục mạnh thêm. Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10. Biển động mạnh. Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 2,0-4,0m.

Dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới (trong 24 đến 48 giờ tới):

Thời điểm dự báo

Hướng, tốc độ

Vị trí

Cường độ

Vùng nguy hiểm

Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)

16h/15/7

Tây Tây Bắc, 10-15 km/h và có khả năng mạnh lên thành bão

19,5N-118,2E; trên khu vực phía Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), khoảng 860km về phía Đông Đông Nam

cấp 8, giật cấp 10

17,5-21,5N; phía Đông kinh tuyến 116,5E

Cấp 3: phía Đông khu vực Bắc Biển Đông

16h/16/7

Tây Tây Bắc, 10-15 km/h và tiếp tục mạnh thêm

20,5N-115,6E; trên khu vực phía Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), khoảng 560km về phía Đông

cấp 9, giật cấp 11

Phía Bắc vĩ tuyến 18,0N; phía Đông kinh tuyến 113,0E

Cấp 3: phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông

Cơn bão số 1 sẽ có tên quốc tế là TALIM (tên do Philippines đề xuất, nghĩa là "vật hoặc góc/cạnh sắc nhọn"). Do ảnh hưởng của bão số 1, dự báo tuần tới sẽ có mưa rất to cho các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

2 kịch bản ứng phó với bão

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, sẽ có hai kịch bản đối với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Kịch bản thứ nhất (khả năng cao), áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ di chuyển lên phía Bắc và đi vào đất liền khu vực Trung Quốc (xác suất khoảng 50 - 60%). Đây là kịch bản thời tiết xấu chủ yếu diễn ra trên Biển Đông.

Kịch bản thứ hai, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ có thể đổi hướng về phía Tây và di chuyển vào khu vực đất liền nước ta (xác suất khoảng 40 - 50%). Với diễn biến này, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ ảnh hưởng tới đất liền vào khoảng ngày 17-19/7 và gây ra một đợt mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.Tuy nhiên, diễn biến của áp thấp còn nhiều sự thay đổi do chịu tác động bởi nhiều hình thái thời tiết. Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ gây gió mạnh cấp 6-7 và mưa dông lớn trên khu vực phía Bắc Biển Đông. Cấp độ gió mạnh sẽ có khả năng tăng thêm phụ thuộc vào diễn biến cường độ bão", ông Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, khu vực phía Nam Biển Đông đang chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam ở cấp 6, giật cấp 8. Trong thời gian tới, khu vực phía này (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa cũng như vùng biển khu vực từ Bình Thuận - Cà Mau) có gió Tây Nam mạnh cấp 6 - 7, sóng lớn, biển động mạnh.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa ban hành Công điện số 03/CĐ-QG hồi 10 giờ ngày 14/7/2023 gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Theo đó, để chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Rà soát các hoạt động trên biển, nuôi trồng thủy hải sản để có phương án sẵn sàng ứng phó với ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Các cơ quan thông tấn báo chí đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Nắng nóng gia tăng trở lại từ nửa cuối tháng 6, khả năng cao xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đớiNắng nóng gia tăng trở lại từ nửa cuối tháng 6, khả năng cao xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới

SKĐS - Khu vực Bắc Bộ chủ yếu có nắng nóng cục bộ trong những ngày tuần đầu tới, khoảng từ nửa cuối tháng 6 nắng nóng diện rộng sẽ gia tăng trở lại.

Xem thêm video đang được quan tâm:

4 Loại Vaccine Đắt Tiền Sẽ Được Tiêm Miễn Phí Cho Trẻ


Tô Hội
Ý kiến của bạn