Sau hai tuần nguy kịch, sáng nay, Quốc Huy đã nhoẻn cười khi bác sĩ đến khám. Sự bình phục của cậu bé rơi khỏi bụng người mẹ tử vong khi bị xe bồn cán, được coi như một phép màu.
Sáng 10/11, khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM tất bật với các ca bệnh đang được theo dõi, song cậu bé Nguyễn Quốc Huy vẫn được các bác sĩ, bảo mẫu và hộ lý quan tâm đặc biệt. "Cu cậu mở mắt cười kìa. Mặt nhăn nhăn chắc khát sữa rồi", câu nói của nữ hộ lý khiến các nhân viên y tế đều hướng mắt về cậu bé có phần chân phải chỉ là những mảng bông băng.
Sáng 10/11, khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM tất bật với các ca bệnh đang được theo dõi, song cậu bé Nguyễn Quốc Huy vẫn được các bác sĩ, bảo mẫu và hộ lý quan tâm đặc biệt. "Cu cậu mở mắt cười kìa. Mặt nhăn nhăn chắc khát sữa rồi", câu nói của nữ hộ lý khiến các nhân viên y tế đều hướng mắt về cậu bé có phần chân phải chỉ là những mảng bông băng.
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm, quyền trưởng khoa Hồi sức Sơ sinh yêu cầu gọi người nhà của Quốc Huy để thông báo tình trạng sức khỏe ngày điều trị thứ 17, đồng thời hướng dẫn bế bé đi siêu âm tim và kiểm tra một số chức năng khác. Như nhìn thấy dì ruột và nữ hộ lý, cậu bé hí mắt rồi lại nhoẻn miệng cười.
"Trong đời bác sĩ, đây là lần đầu tiên tôi tiếp nhận một trường hợp thương tâm như thế. Đến giờ, hình ảnh đứa bé sơ sinh nhợt nhạt do mất quá nhiều máu, một chân bị đứt lìa phải ngâm trong thùng đá, được đưa đến bệnh viện, vẫn ám ảnh tôi", bác sĩ Tâm nói.
Ánh mắt rưng rưng, bà cho biết, ngay khi Quốc Huy được đưa vào cấp cứu, bệnh viện đã kích hoạt hệ thống "báo động đỏ" cho tất cả các chuyên khoa. Dù là ngày nghỉ nhưng các bác sĩ lập tức có mặt. Tuy nhiên, điều mong ước đầu tiên là nối lại được cái chân đã đứt lìa của bé, đã không thể thực hiện.
"Khi mở thùng đá chứa phần chân phải của cháu, cả êkip trực hôm ấy chỉ nhìn nhau xót xa bởi chân đã bị cán nát. Biết không thể ráp nối, chúng tôi tiến hành ngay việc phẫu thuật cắt chi và khâu mỏm cụt nơi phần cơ thể của bé đã bị đứt rời. Nhịp tim của bé vẫn yếu. 250 ml máu lập tức được bù phần máu bị mất. Bé vẫn hôn mê sâu. Mục tiêu mà toàn bệnh viên đưa ra lúc bấy giờ là làm mọi cách để giúp bé sống", bác sĩ Tâm kể.
Với sự phối hợp tổng lực của nhiều chuyên khoa gồm hơn 20 bác sĩ giỏi nhất, ca phẫu thuật diễn ra khá suôn sẻ. Tuy nhiên, mãi đến 4 ngày sau phẫu thuật bé mới bắt đầu có sức thở. "Chúng tôi quyết định cai máy thở cho bé nhưng đây lại là thời điểm mà cả êkip nín thở vì sợ bé chưa thích nghi. May mắn là bệnh nhi không có biểu hiện xấu, không cần thở máy và đến ngày thứ 6 thì không cần phải trợ thở bằng ôxy", nữ bác sĩ chia sẻ.
Chức năng hô hấp đã ổn thì việc chăm sóc dinh dưỡng lại là một vấn đề mà các bác sĩ quan tâm. Từ ngày đầu nhập viện, do còn hôn mê, Huy được nuôi sống bằng cách truyền dịch qua tĩnh mạch. Đến ngày thứ tư, khi cậu bé bắt đầu tỉnh táo dần, dịch dạ dày trong, các bác sĩ thử cho ăn qua đường tiêu hóa thì Huy có biểu hiện nôn ói. Đây là dấu hiệu có thể khiến bé gặp nguy hiểm.
"Trước tình huống khẩn, chúng tôi đã xử trí bằng cách nội soi và siêu âm nhưng kết quả cho thấy mọi thứ ổn định. Bé Huy tiếp tục được tập truyền sữa vào dạ dày và đến nay, thật ngoạn mục, bé đã có thể tự bú bình. Mỗi ngày, cháu bú được 8 lần, mỗi lần 60ml, sức bú bằng với những trẻ sơ sinh cùng ngày tuổi", bác sĩ Tâm nói.
Khẳng định vai trò của việc tổng lực điều trị, song theo bà Tâm, cậu bé hồi phục được trong thời gian hơn 2 tuần là một kỳ tích bởi vừa chào đời cháu đã phải nhận ngay một tổn thương nghiêm trọng. "Dù vẫn phải theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng từ vết thương nhưng có thể nói bé đã qua nguy kịch", vị trưởng khoa cho biết.
Đứng cạnh cháu, rơm rớm nước mắt, chị Nguyễn Thị Bích Thủy (dì của Quốc Huy) luôn miệng cám ơn các bác sĩ, bảo mẫu và hộ lý đã tận tình cứu chữa bé. "Hôm nhận được tin bé văng ra khỏi bụng mẹ, cả nhà tôi không tin cháu còn sống. Nói điều kỳ diệu là không sai, nhưng không có các bác sĩ và điều dưỡng túc trực bên Huy, chắc nó đã đi theo mẹ nó rồi", chị Thủy nghẹn ngào.
Đến nay, dù Huy đã có thể cười, bú khỏe và thở khí trời, song mỗi ngày vẫn có 18 bác sĩ và nhân viên y tế cận kề chăm sóc. "Thương lắm. Xót xa lắm. Mình cũng làm mẹ, nhìn cảnh bé chép miệng đòi bú mà không cầm được nước mắt. Không cần ai dặn dò, chúng tôi vẫn xem bé như người thân
Theo VnExpress