1. Những bệnh nhiễm trùng mà thai phụ cần phòng ngừa
1.1 Nhiễm trùng âm đạo (BV) có thể gây sảy thai
Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) là sự phát triển quá mức và mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo bình thường. Các triệu chứng có thể nhẹ và BV thường không cần điều trị ở phụ nữ không mang thai. Nhưng khi đang mang thai cần phải đi khám khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
BV không phải là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục nhưng là một bệnh nhiễm trùng âm đạo, nhiều phụ nữ sẽ nhận thấy mùi tanh đặc trưng, nhất là sau khi giao hợp. Mặc dù là một triệu chứng phổ biến nhưng đôi khi không có mùi hoặc bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác. Một số phụ nữ sẽ bị ngứa âm đạo, tiết dịch màu trắng hoặc xám và nóng rát khi đi tiểu.
Trong thai kỳ, BV có liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai ở tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Giai đoạn sau của thai kỳ, BV có thể gây ra những cơn co thắt tử cung khó chịu. Nhưng tình trạng này có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh, và khi đã được điều trị, sẽ không ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của cha mẹ hoặc em bé.
1.2 Bệnh thủy đậu (Varicella)
Mặc dù hầu hết người lớn được miễn dịch với bệnh thủy đậu (thông qua tiêm chủng hoặc trước đó đã mắc bệnh), một số ít người mang thai không được miễn dịch và có thể nhiễm virus. Các triệu chứng thường bao gồm phát ban ngứa, sốt, mệt mỏi và đau đầu.
Nguy cơ trong thai kỳ phụ thuộc vào khoảng thời gian tiếp xúc với bệnh thủy đậu. Có rất ít rủi ro trong tam cá nguyệt đầu tiên, và đến 36 tuần tuổi thai, nguy cơ đối với thai nhi thấp. Nguy cơ cao nhất khi thai phụ mắc bệnh thủy đậu trong vòng vài ngày sau khi sinh. Thời điểm này có thể dẫn đến bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh, dẫn đến nguy cơ tử vong cho trẻ sơ sinh nếu sinh non.
1.3 Chlamydia
Chlamydia là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu. Bệnh là nguyên nhân gây chửa ngoài tử cung và vô sinh. Mang thai ngoài tử cung là một cấp cứu sản khoa và cần phải phẫu thuật để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả nguy cơ tử vong.
Một số nghiên cứu cho biết chlamydia cũng có thể gây sảy thai trong ba tháng đầu. Chlamydia được tầm soát định kỳ để phát hiện sớm trong thai kỳ để có thể điều trị nếu được phát hiện. Các triệu chứng bao gồm tiết dịch âm đạo và đi tiểu rát, đau. Giống như tất cả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chlamydia được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng bao cao su chống nhiễm chlamydia.
1.4 Cảm cúm
Cảm cúm khi mang thai rất nguy hiểm, có thể khiến thai nhi bị dị tật ống thần kinh, nhất là giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu thai phụ sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể gây kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, sinh non. Vì vậy, cần thực hiện việc vệ sinh tốt như rửa tay và tránh tiếp xúc với những người đang ốm, người cảm cúm, đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc.
Thuốc chủng ngừa cúm được khuyến khích cho người mang thai để giảm nguy cơ biến chứng tiềm ẩn do nhiễm cúm. Tốt nhất, nên tiêm phòng cúm theo mùa vào đầu mùa thu (cuối tháng 10). Tuy nhiên, việc tiêm phòng vẫn hữu ích vào bất kỳ thời điểm nào trong mùa và có thể được tiêm trong bất kỳ tam cá nguyệt nào.
1.5 COVID-19
Nghiên cứu đang được tiến hành để hiểu đầy đủ COVID-19 ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào, nhưng những phát hiện ban đầu cho thấy có nguy cơ cao hơn khi thai phụ nhiễm virus corona. COVID-19 có liên quan đến tỷ lệ cao hơn các biến chứng thai kỳ và sinh non.
Giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 bằng cách tiêm phòng và hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh. Các triệu chứng của COVID-19 bao gồm sốt, mất khứu giác và mệt mỏi. Nên tư vấn bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm liên quan đến COVID-19.
1.6 Virus Cytomegalo
Virus Cytomegalo là một bệnh nhiễm trùng phổ biến với các triệu chứng ít được quan tâm như sốt nhẹ, sưng hạch và các triệu chứng giống cúm. Người lớn khỏe mạnh hiếm khi có bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe khi bị nhiễm virus Cytomegalo. Tuy nhiên, trong thai kỳ, việc tiếp xúc với Cytomegalovirus có thể dẫn đến việc trẻ sinh ra bị nhiễm bệnh, dẫn đến nguy cơ biến chứng nghiêm trọng suốt đời như tật đầu nhỏ, chậm phát triển hoặc các vấn đề về thị lực và thính giác và cũng có thể gây tử vong.
1.7 Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra phổ biến nhất trên toàn thế giới. Trong khi các nhà nghiên cứu cho biết mối quan hệ của nó với sẩy thai vẫn chưa được biết, nhưng sự lây truyền sang thai nhi và sẩy thai sau khi nhiễm trùng đã được báo cáo.
Bệnh nguy hiểm đối với tất cả mọi người, nhưng đối với thai phụ, việc đề phòng biến chứng là rất quan trọng, vì mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi. Những rủi ro có thể trở nên nghiêm trọng, trong một số trường hợp, thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu, sinh non hoặc các biến chứng sức khỏe khác ở trẻ sơ sinh.
1.8 Vi khuẩn Escherichia Coli (E. Coli)
Vi khuẩn Escherichia coli (E. Coli) là vi khuẩn phổ biến và có thể có sẵn trong cơ thể của mọi người nhưng riêng đối với thai phụ, loại vi khuẩn này trở nên cực kỳ nguy hiểm có liên quan đến nguy cơ sẩy thai. E. Coli xâm nhập vào đường âm đạo, gây vỡ ối. Ối vỡ non trong thai kỳ có thể đưa đến những hậu quả, biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con. Ối vỡ non sẽ đưa đến chuyển dạ tự nhiên hay bác sĩ phải chủ động chấm dứt thai kỳ khi thai còn non tháng do biến chứng nhiễm trùng. Ối vỡ non có thể có những nguyên nhân ngôi thai bất thường, hẹp khung chậu, nhau tiền đạo, đa thai... Những trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu cũng dẫn đến nhiễm trùng ối gây vỡ ối…
1.9 Bệnh da liễu
Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng kết luận rằng bệnh lậu gây ra sảy thai nhưng đã có một số nghiên cứu cho thấy liên kết nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục với sảy thai, chuyển dạ sinh non và chửa ngoài tử cung. Các triệu chứng bao gồm tiết dịch âm đạo và đau khi đi tiểu .
Nhiễm bệnh lậu trong khi sinh cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe đe dọa đến tính mạng của trẻ. Có thể tự bảo vệ khỏi bệnh lậu bằng cách sử dụng bao cao su trong khi giao hợp. Nếu đã mắc bệnh, bệnh lậu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
1.10 Viêm gan
Nếu một người bị nhiễm virus viêm gan siêu vi lần đầu tiên khi đang trong ba tháng cuối của thai kỳ, họ có nguy cơ sinh non hoặc sinh non. Một số dạng viêm gan cũng có thể truyền sang thai nhi đang phát triển và có thể gây ra các biến chứng sức khỏe lâu dài.
1.11 Herpes
Herpes là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Nó có thể gây ra vết lở loét, đau đớn trên bộ phận sinh dục hoặc miệng. Tại thời điểm này, người ta không tin rằng có nguy cơ sảy thai với Herpes. Tuy nhiên, có nguy cơ em bé nhiễm Herpes trong khi sinh nếu cha mẹ mang thai bị nhiễm trùng. Vì vậy có thể dùng thuốc trong những tuần trước khi sinh để ngăn ngừa lây truyền. Nếu một người có các tổn thương Herpes đang hoạt động tại thời điểm chuyển dạ, các bác sĩ khuyên thai phụ nên mổ lấy thai.
1.12 Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
Trước đây, HIV được cho là làm tăng đáng kể nguy cơ sảy thai. Kể từ có xét nghiệm định kỳ trên người mang thai và điều trị bằng thuốc hiệu quả, những người dương tính với HIV thường có thể sinh con đủ tháng, khỏe mạnh.
Nhiễm HIV ban đầu gây ra các triệu chứng giống như cúm, sau đó là giai đoạn không có triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển thành hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một bệnh đặc trưng bởi nhiễm trùng tái phát, sụt cân, sốt và mệt mỏi. Thuốc có thể ngăn không cho nhiễm trùng tiến triển thành AIDS.
Mặc dù chưa có cách chữa khỏi HIV, nhưng vẫn có những phương pháp điều trị để kiểm soát virus. Sự lây lan của HIV có thể được ngăn chặn thông qua sử dụng bao cao su và các biện pháp quan hệ tình dục an toàn khác.
1.13 Bệnh sốt rét
Giống như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm khác lây truyền qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng thường bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và đau nhức cơ thể và việc điều trị thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, mặc dù thường phải dùng thuốc chống ký sinh trùng. Những người mang thai có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng do sốt rét cao gấp 3 lần. Các biến chứng tiềm ẩn bao gồm sinh non, nhẹ cân và sảy thai. Ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh bị muỗi đốt, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ tránh đến các khu vực có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Nếu không thể tránh khỏi việc đến khu vực có nguy cơ mắc sốt rét cần chuẩn bị sẵn thuốc điều trị sốt rét để phòng ngừa.
1.14 Bệnh Rubella
Bệnh rubella nói chung là một bệnh nhiễm trùng nhẹ có thể tự khỏi và không bị ảnh hưởng lâu dài. Tiêm phòng vaccine MMR, và khả năng miễn dịch của một người mang thai thường được kiểm tra ở lần khám tiền sản đầu tiên. Tuy nhiên, nếu một người mắc bệnh rubella trong khi mang thai, sẽ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, sảy thai hoặc thai chết lưu.
1.15 Bệnh giang mai
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các triệu chứng bao gồm vết loét ở bộ phận sinh dục không đau, phát ban, sốt, mệt mỏi, các triệu chứng giống cúm và rụng tóc, cũng như các giai đoạn không có triệu chứng. Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất khi mang thai nên phụ nữ thường xuyên được tầm soát bệnh này trong quá trình chăm sóc trước khi sinh thường xuyên.
Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh cho tới 40% phụ nữ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra còn có nguy cơ trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh, có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng hoặc tàn tật lâu dài.
1.16 Virus Zika
Virus Zika là một bệnh nhiễm trùng do muỗi lây lan có xu hướng biểu hiện các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, khi mắc phải trong thời kỳ mang thai, nó được biết đến là nguyên nhân gây ra tật đầu nhỏ, một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng trong đó đầu của em bé nhỏ hơn so với dự kiến. Biến chứng này là lý do tại sao ngành y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai không đi du lịch đến các khu vực có virus phổ biến. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nhiễm trùng cũng có thể gắn liền với nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, vì nghiên cứu được công bố chỉ xem xét động vật chứ không phải con người, nên cần phải điều tra thêm để xác định nguy cơ sảy thai thực sự. Không có phương pháp điều trị cụ thể cho Zika. Thay vào đó, các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị nhiễm bệnh nên điều trị các triệu chứng và nghỉ ngơi nhiều và tránh để người khác tiếp xúc với căn bệnh này.
2. Quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản để thai phụ sinh con an toàn
Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ nhiễm trùng khi mang thai. Các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn có thể gây sảy thai hoặc các biến chứng thai kỳ khác, tuy nhiên hầu hết những người mang thai bị nhiễm trùng sẽ không bị sảy thai nếu họ được chăm sóc y tế kịp thời và đúng cách. Do đó việc khám thai định kỳ, việc chăm sóc trước khi sinh và khám sàng lọc theo chỉ định rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn và thai nhi. Hãy gặp bác sĩ nếu bà mẹ mang thai có bất kỳ mối quan tâm nào hoặc đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Chú ý thực hiện một số lưu ý sau:
Tiêm phòng vaccine cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh
Nên tiêm phòng các loại vaccine khi có kế hoạch mang thai như: uốn ván, cúm, rubella và COVID -19 khi đủ điều kiện tiêm chủng… Ngoài ra, trong thai kỳ cũng cần thiết các mũi nhắc lại. Trong 3 tháng trước khi mang thai, cần tiêm phòng một số bệnh như cúm, rubella. Vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi cao.
Duy trì lối sống lành mạnh
Bỏ hút thuốc, uống rượu và ngủ sớm, đúng giờ, không thức khuya để có một thai kỳ khỏe mạnh. Ba điều này có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn và thai nhi trong và sau khi mang thai.
Tập thể dục là rất quan trọng cả trước và trong khi mang thai để duy trì hoạt động thể chất. Vì vậy, bạn có thể thử đi bộ, tập yoga..., bất cứ điều gì phù hợp với bạn chứ không phải là buổi tập thể dục nghiêm ngặt, gắng sức.
Ăn uống lành mạnh
Phụ nữ hãy ăn những thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng ngay từ khi bạn đang cố gắng mang thai. Cắt giảm tiêu thụ đồ ăn vặt và đồ ăn béo. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Vaccine Pfizer ngừa COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi: Những điều cần biết