1. Tránh dùng benzoyl peroxide trị mụn trứng cá ở phụ nữ mang thai
Khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ bị thay đổi, dẫn đến nổi mụn trứng cá. Các sản phẩm trị mụn thông thường không kê đơn đa số có chứa benzoyl peroxide. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng.
Do benzoyl peroxide có nguy cơ gây dị tật thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu tiên.
2. Tránh dùng mỹ phẩm có chứa chất bảo quản
Đa số mỹ phẩm dù ít hay nhiều thường có chứa chất bảo quản như paraben. Từ kem nền, phấn, son… đến gel tạo kiểu tóc. Đây là một hóa chất tổng hợp được sử dụng làm chất bảo quản trong nhiều loại sản phẩm như mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm và đồ uống.
Các paraben phổ biến là methylparaben, ethylparaben, propylparaben và butylparaben. Paraben là hóa chất gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ. Đã có những nghiên cứu cho thấy, parabens làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cũng như ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
3. Không dùng sản phẩm có chất tạo mùi
Chất tạo mùi để tạo hương thơm riêng cho từng loại.
Các thương thơm thường được tạo thành từ các hóa chất độc hại khác nhau như:
- Acetaldehyde: Có nguy cơ gây ung thư, gây hại cho thận, hệ thần kinh và hệ hô hấp.
- Benzophenone, butylated hydroxyanisole: Nguy cơ gây rối loạn nội tiết.
- Butylated Hydroxytoluene: gây kích ứng da và mắt.
- Benzyl salicylate: Gây dị ứng.
- Benzyl benzoate: Có thể gây bỏng và kích ứng.
- Butoxyethanol: Gây kích ứng da, mắt, mũi, họng.
Nước hoa là một ví dụ điển hình cho nhóm mỹ phẩm có hương thơm. Do đó nhiều trường hợp chỉ dùng trong thời gian ngắn với một lượng rất ít nhưng nước hoa vẫn có thể gây kích ứng và mẩn đỏ trên vùng da tiếp xúc. Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, cần tránh sử dụng nước hoa.
4. Không dùng sản phẩm có chứa BPA
BPA là chất dẻo không định hình, đóng vai trò làm nền cho các loại mỹ phẩm được trình bày dưới dạng kem. BPA có thể xâm nhập vào cơ thể dù chỉ dùng ngoài da. Mối nguy hiểm của BPA là làm rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt, vô sinh, bệnh tim, đái tháo đường.
Đối với thai nhi, khi tiếp xúc thành phần BPA thì có nguy cơ gặp phải các vấn đề về phát triển thể chất và rối loạn hành vi.
5. Tránh dùng hydroquinone
Hydroquinone hoạt động bằng cách ngăn chặn các quá trình dẫn đến sự đổi màu da, nhưng hydroquinone có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Do vậy, đây là một trong các thành phần mỹ phẩm phụ nữ mang thai cần tránh. Trường hợp muốn sử dụng thì cần hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
6. Không dùng mỹ phẩm có chứa formaldehyde
Hóa chất formaldehyde được biết đến là có liên quan đến ung thư cũng như các vấn đề về hệ thần kinh khác. Formaldehyde thường có trong các loại thuốc duỗi tóc, sơn móng tay. Do đó, đây là lý do phụ nữ mang thai không nên làm tóc hay sơn móng tay trong giai đoạn này.
7. Chất ổn định Phthalates
Một trong các thành phần thường có trong mỹ phẩm là chất Phthalates có tác dụng ổn định công thức. Tuy nhiên chất này có thể ra các vấn đề nghiêm trọng trên gan, thận, phổi và chức năng sinh sản. Vì thế không nên dùng do nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi.
8. Kem trị nám, mụn retinoids
Retinoids là một hoạt chất có tác dụng rất tốt trong trị mụn, ngừa nám, chống lão hóa kê đơn. Tuy nhiên chất này có mối liên hệ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, loại hóa chất này thường được khuyến cáo không sử dụng khi mang thai.
9. Acid salicylic đường uống
Acid salicylic thường gặp trong các loại thuốc được dùng để điều trị bệnh về da như mụn, gàu, vảy nến, viêm da tiết bã… Acid salicylic được bào chế dưới nhiều dạng như thuốc, kem, gel, dán, dung dịch, xà phòng, dầu gội đầu... với hàm lượng và điều trị khác nhau.
Thông thường, acid salicylic đường dùng tại chỗ không có khả năng gây hại, nhưng ở phụ nữ mang thai, để tránh nguy cơ chảy máu nội sọ ở thai nhi khi dùng thuốc, nên tránh sử dụng.
10. Acid thioglycolic
Acid thioglycolic được sử dụng trong các loại kem tẩy lông, trên nhãn có thể được ghi tên là: Acetyl mercaptan, mercaptoacetate, mercaptoacetic acid và thiovanic acid.
Mặc dù, không có nghiên cứu nào về những ảnh hưởng của hóa chất này đối với thai nhi, nhưng thành phần này lại được giới hạn nồng độ trong các sản phẩm mỹ phẩm. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên sử dụng.
11. Kem chống nắng hóa học
Trong kem chống nắng hóa học thường có chứa các chất như avobenzone, homosalate, octisalate, octocrylene, oybenzone, oxtinoxate, menthyl anthranilate và oxtocrylene... là thành phần mỹ phẩm phụ nữ mang thai nên tránh vì các chất này có nguy cơ gây ung thư da. Thay vào đó, có thể sử dụng các loại kem chống nắng vật lý như oxit kẽm, titanium dioxide.
12. Độc tố botulinum
Độc tố Botulinum có cơ chế làm tê liệt các cơ xung quanh nếp nhăn để giúp làn da trẻ hóa, căng bóng. Tuy nhiên, điều này lại gây hại đối với thai nhi đang phát triển, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Chính vì thế phụ nữ mang thai cần tránh dùng.
13. Chất tạo bọt Natri Lauryl Sulfat
Natri lauryl sulfat hoạt động như một chất tạo bọt thường có trong xà phòng và dầu gội. Nồng độ của hóa chất này gây kích ứng theo tiêu chuẩn mỹ phẩm và cơ thể sẽ không phân hủy được. Trong trường hợp tiếp xúc lâu dài, natri lauryl sulfat có thể gây ra các vấn đề với hệ thần kinh và chức năng gan, thận. Nếu vô tình nuốt phải, hóa chất này có thể gây buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Do đó, đây là một trong các thành phần mỹ phẩm phụ nữ mang thai cần tránh.
14. Diazolidinyl Urê
Thường được tìm thấy trong các loại mascara, diazolidinyl ure là thành phần phụ nữ mang thai nên tránh, bởi nó có thể giải phóng ra formaldehyde, gây hại cho thai nhi.
15. Acid stearic
Trong lĩnh vực làm đẹp, acid stearic được sử dụng để giúp trộn nước và dầu, rửa sạch bụi bẩn. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, acid stearic có thể đi vào máu, vào bào thai và gây ra các rối loạn chuyển hóa của cơ thể thai nhi.
Tóm lại, ghi nhớ các thành phần mỹ phẩm không được sử dụng trong thai kỳ là điều cần thiết. Mẹ bầu có thể nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào đang cân nhắc sử dụng khi mang thai, nhằm đảm bảo an toàn cho bé.
Mời độc giả xem thêm video:
Chăm sóc da bằng caffeine có hiệu quả không? | SKĐS