Trong mạch nguồn hình thành và phát triển của tờ báo, đặc biệt khoảng 15 năm trở lại đây, báo Sức khỏe&Đời sống dưới sự chèo lái của thuyền trưởng - TTND.BS. Nhà thơ Trần Sĩ Tuấn - Tổng Biên tập, đã không ngừng lớn mạnh, thay đổi cả về lượng và chất, cả về số lượng ấn phẩm lẫn hình thức thể hiện. Cùng với các ấn phẩm báo giấy, báo điện tử Suckhoedoisong.vn đã và đang là ”món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với bạn đọc trong và ngoài nước. Cũng trong 15 năm ấy, thuyền trưởng Trần Sĩ Tuấn không chỉ trăn trở để tìm hướng đi mới cho tờ báo và đã có nhiều biện pháp làm thay đổi bộ mặt tờ báo, mà còn là người luôn không ngừng có nhiều sáng kiến mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp cộng đồng thêm hiểu, chia sẻ và đồng cảm hơn với tờ báo, với ngành y...

Quỹ Vòng tay nhân ái trao tặng kinh phí mổ mắt cho người nghèo ở Thanh Hóa.

Quỹ Vòng tay nhân ái trao tặng kinh phí mổ mắt cho người nghèo ở Thanh Hóa.

1. Báo in, những ấn phẩm lan tỏa tính nhân văn

Về báo in, không kể các ấn phẩm: Số Cuối tuần (1 kỳ/tuần); Số Chuyên đề Cuối tháng (1 kỳ/tháng); Số Chuyên đề Dân tộc thiểu số miền núi (1 kỳ/tuần); Số Y tế thôn bản (1kỳ/tháng), chỉ tính 4 số báo Sức khỏe&Đời sống định kỳ (thứ 2, thứ 4, thứ 6 và Chủ nhật), mỗi số 16 trang không chỉ mang đến cho bạn đọc hàm lượng thông tin về y khoa rất lớn, cập nhật các vấn đề chăm sóc sức khỏe một cách kịp thời mà còn chuyển tải nhiều vấn đề thời sự - chính trị của đời sống với các chuyên mục như: Tin tức - Thời sự; Y học thường thức; Y học cổ truyền; Thông tin y dược; Thuốc và sức khỏe; Chữa bệnh không dùng thuốc, Cảnh giác dược, Pháp luật - Đời sống...; Đi và ngẫm, Phóng sự xã hội... Đặc biệt, báo ngành y nhưng không có nghĩa là khô khan, là chỉ đơn thuần thông tin về y tế, trên các ấn phẩm của báo vẫn thường xuyên có những bài viết của các học giả, giáo sư, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ... phân tích về những vấn đề “nóng”, gai góc của xã hội, những bài phân tích về văn hóa - văn nghệ, về thơ, về nhạc và thể thao... Nhiều bài viết đi sâu tư vấn “những chuyện thầm kín” nhưng lại được chuyển tải bằng ngôn từ văn hóa, tinh tế...

Thực tế cho thấy, báo Sức khỏe&Đời sống đã chủ động cập nhật và thông tin kịp thời về các hoạt động của ngành y tế từ tuyến Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là các vấn đề thời sự nóng, các vấn đề trọng tâm của ngành như phòng chống dịch bệnh; bảo hiểm y tế; đổi mới cơ chế tài chính y tế; giảm tải bệnh viện, đề án bệnh viện vệ tinh, đề án đưa bác sĩ trẻ về công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, quản lý an toàn thực phẩm; dược phẩm,... Các bài viết trên báo Sức khỏe&Đời sống đã dành nhiều trang bài để thông tin về phổ biến kiến thức, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe nhân dân, thông tin về những thành tựu nổi bật của y học Việt Nam và thế giới, các kỹ thuật cao đã được triển khai thành công tại các tuyến y tế cơ sở; tích cực nêu gương người tốt, việc tốt, đơn vị điển hình tiên tiến trong lĩnh vực y tế... Báo cũng thường xuyên đăng tải các bài điều tra, phản ánh, góp tiếng nói quan trọng bảo vệ quyền lợi cho cán bộ y tế...

2. Báo điện tử tiên phong phát triển theo hướng 4.0, thiết thực, hữu ích

Cùng với báo in, báo điện tử Suckhoedoisong.vn cũng là điểm sáng về thông tin. Suckhoedoisong.vn là tờ báo điện tử đầu tiên, duy nhất hiện nay phát triển theo hướng 4.0 đa phương tiện với kênh youtube, kênh fanpage riêng của báo, đều đặn mỗi tuần sản xuất một chương trình truyền hình phát trực tiếp trên nền tảng digital với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về y tế trong nước và thế giới, mỗi ngày sản xuất 60 bài cập nhật từng phút những vấn đề thời sự y tế xã hội nóng hổi với lượng truy cập trung bình 10 triệu page view/tháng.

Báo điện tử suckhoedoisong.vn tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0.

Báo điện tử suckhoedoisong.vn tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0.

Dưới sự chỉ đạo của Tổng Biên tập Trần Sĩ Tuấn, báo điện tử đã tổ chức thành công 148 chương trình truyền hình trực tiếp và trực tuyến tư vấn về sức khỏe tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, được phát trực tiếp trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, kênh youtube và fanpage của báo Sức khỏe&Đời sống nhằm trang bị cho cộng đồng các kiến thức chung về chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cách phòng ngừa và điều trị một số căn bệnh đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại: Đột quỵ - Những điều cần biết, Giải pháp nào cho người bệnh mỡ máu, tăng huyết áp, Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, Tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm ung thư...

Với tư duy đổi mới, Tổng Biên tập Trần Sĩ Tuấn đã luôn đặt ra yêu cầu đổi mới về giao diện, hình thức thể hiện của các chuyên mục trên báo điện tử làm sao vừa hấp dẫn bạn đọc nhưng cũng khẳng định được thương hiệu riêng của Sức khỏe& Đời sống. Giao diện mới nhất hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu đó, “hút” bạn đọc ngay từ trang chủ.

3. “Sự hy sinh thầm lặng” - tôn vinh những cống hiến âm thầm của nhân viên y tế

Nhà báo lâu niên Nguyễn Uyển đã viết: “Sức khỏe&Đời sống với sự cầm trịch sáng tạo và tài tổ chức của Tổng Biên tập Trần Sĩ Tuấn không chỉ kế thừa phát triển mà còn mạnh mẽ đổi mới thông tin, lay động bản tính nhân văn của con người, ví như Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ I, II, III, IV và V đều đặn được tổ chức suốt 10 năm nay liên tục nhân lên sự đồng cảm, sẻ chia của những người cầm bút dành cho nghề y, ngành y. Đã có những câu chuyện cảm động, sâu sắc khiến cộng đồng thấu cảm hơn, sẻ chia hơn với thầy thuốc - đó là những thầy thuốc 30 năm gắn bó ở nơi đảo xa rất ít khi có điều kiện về thăm gia đình; đó là những nhân viên y tế thôn bản phải trèo đèo, lội suối đến từng nhà dân vận động đồng bào ăn chín uống sôi, sinh đẻ có kế hoạch, khi ốm phải đến trạm y tế khám bệnh...

Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao giải Nhất Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ IV cho tác giả và nhân vật.

Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao giải Nhất Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ IV cho tác giả và nhân vật.

Cũng ở các cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng”, nhiều tấm gương thầy thuốc là bàn tay vàng của y khoa Việt Nam đã được các cây bút chuyên và không chuyên nghiệp khai thác ở góc nhìn mới, mang lại sự tự hào của ngành y tế Việt Nam.

Các cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” liên tục tổ chức trong suốt 10 năm qua.

Các cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” liên tục tổ chức trong suốt 10 năm qua.

Các chương trình truyền hình trực tiếp tôn vinh thầy thuốc Việt Nam và Lễ trao giải Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần I, II, III, IV cũng đã được tổ chức. Qua đó, hàng triệu khán giả cả nước đã được giao lưu với những tấm gương tiêu biểu của ngành y tế, giúp cộng đồng hiểu, cảm thông và chia sẻ với khó khăn chung của ngành y tế cũng như những cống hiến, sự vất vả của đội ngũ những người thầy thuốc.

4. “Giai điệu yêu thương” - cái nôi của những ca khúc để đời về ngành y

Dư âm từ Cuộc thi “Giai điệu yêu thương” có sức lan tỏa lớn.

Dư âm từ Cuộc thi “Giai điệu yêu thương” có sức lan tỏa lớn.

“Bao nhiêu thăng trầm đi qua trong đời, ai không một lần gọi tên em bác sĩ ơi. Bao nhiêu thăng trầm đi qua trong đời ai không một lần chờ mong em bác sĩ ơi nụ... cười” - đây là lời trong ca khúc Bác sĩ ơi nụ cười của nhạc sĩ Nguyễn Cường - ca khúc giành giải Nhất cuộc thi sáng tác ca khúc về ngành y tế với chủ đề “Giai điệu yêu thương” - cuộc thi do Báo khởi xướng tổ chức năm 2009 đã thu hút sự tham gia nồng nhiệt của các nhạc sĩ tên tuổi, để cho ra những tác phẩm được coi là “ngành ca”, như: Bác sĩ ơi nụ cười của Nguyễn Cường, Viên thuốc ân tình của Trần Tiến, Dạ khúc trắng của Thụy Kha, thơ Trần Sĩ Tuấn...

Chương trình truyền hình trực tiếp Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc về ngành y tế với chủ đề “Giai điệu yêu thương” và phát hành bộ đĩa CD “Giai điệu yêu thương” để giới thiệu các tác phẩm âm nhạc đến với công chúng đã được báo Sức khỏe&Đời sống tổ chức.

Sau thành công của cuộc thi này, nhiều ca khúc đoạt giải đã đi vào cuộc sống và trở thành những ca khúc được biểu diễn thường xuyên trong các sự kiện văn hóa văn nghệ của các đơn vị trong ngành y tế...

5. “Nồi cháo tình thương” ấm lòng bệnh nhân nghèo

Năm 2006, tôi còn là đoàn viên trẻ, vừa được tiếp nhận vào công tác tại báo Sức khỏe&Đời sống, khi ấy, cùng với rất nhiều điều mới mẻ trong nghề tôi được làm quen tại tờ báo thì tôi đã có thêm trải nghiệm mà trước đó chưa từng trải qua, đó là dậy sớm để đến Bệnh viện K cơ sở 2 - ở Tam Hiệp múc cháo từ thiện của báo Sức khỏe &Đời sống dành tặng bệnh nhân ăn sáng. Trong chốc lát, mỗi buổi sáng, 200 suất cháo ấm nóng đầy đủ chất dinh dưỡng đã được đến với các bệnh nhân.

Hoạt động thiện nguyện của báo Sức khỏe&Đời sống thấm đẫm tính nhân văn.

Hoạt động thiện nguyện của báo Sức khỏe&Đời sống thấm đẫm tính nhân văn.

Qua tìm hiểu, tôi được biết đây chính là chương trình “Nồi cháo tình thương” miễn phí dành cho những người bệnh nghèo mà Tổng Biên tập Trần Sĩ Tuấn đã “thai nghén” và giao cho Đoàn Thanh niên của báo thực hiện. Cứ như thế, trôi theo thời gian, từ thuở ban đầu ấy tại Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp, quãng thời gian 11 năm liền, tôi cùng các đoàn viên của báo đã nhiều lần múc cháo. Đó là những buổi sáng sớm ở Bệnh viện Nhi Trung ương, lúc gần cuối giờ trưa tại Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ hay ở Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương... Đã có hàng trăm nghìn bát cháo ấm nóng của chương trình “Nồi cháo tình thương” với tổng giá trị hơn 1,1 tỷ đồng. Đây thực sự là việc làm mang nghĩa cử cao đẹp, là tấm lòng sẻ chia “lá lành đùm lá rách” của tập thể cán bộ, phóng viên của báo dành cho những người bệnh nghèo trong suốt 11 năm qua. Từ sự khơi mở của báo, hoạt động phát cháo từ thiện cho người bệnh đã được nhân lên, được lan tỏa trong cộng đồng.

Hàng trăm nghìn bát cháo tình thương đã được phát đến tay người bệnh.

Hàng trăm nghìn bát cháo tình thương đã được phát đến tay người bệnh.

Cũng liên quan đến hoạt động thiện nguyện, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách của tờ báo trong điều kiện về nguồn lực tài chính, báo Sức khỏe&Đời sống đã dành kinh phí để trao học bổng cho con em cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn nhưng học tập tốt tại một số địa phương; Trao quà cho các trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam; Hỗ trợ nhân dân và đồng nghiệp ngành y tế vùng bị ảnh hưởng do mưa lũ...

Đồng thời cùng với sự chung tay của các nhà tài trợ, báo Sức khỏe&Đời sống đã trao tặng hàng trăm triệu đồng để ngành y tế một số địa phương mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giao lưu với bạn đọc qua báo điện tử suckhoedoisong.vn ngay sau khi đoạt HCV Olympic.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giao lưu với bạn đọc qua báo điện tử suckhoedoisong.vn ngay sau khi đoạt HCV Olympic.

6. Quỹ “Vòng tay nhân ái” chia sẻ với những hoàn cảnh thiệt thòi trong xã hội

Quỹ “Vòng tay nhân ái” của Bộ Y tế do Tổng Biên tập Trần Sĩ Tuấn làm Giám đốc điều hành từ năm 2007 - 2009 đã có nhiều biện pháp, sáng kiến để kêu gọi tài trợ. Tổng Biên tập Trần Sĩ Tuấn đã chỉ đạo tổ chức nhiều chương trình kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hơn 8,4 tỷ đồng và đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa cho nhân dân: hỗ trợ chi phí mổ mắt cho bệnh nhân, hỗ trợ phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch, hỗ trợ kinh phí mổ tim, hỗ trợ phẫu thuật cho các bệnh nhân nghèo ở nhiều tỉnh, thành; hỗ trợ điều trị cho nhiều bệnh nhân ung thư, thận nhân tạo, máu khó đông và các bệnh hiểm nghèo khác ở các bệnh viện và các tỉnh; hỗ trợ chi trả viện phí khẩn cấp cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh nan y không có khả năng thanh toán viện phí ở nhiều bệnh viện trên toàn quốc; hỗ trợ cho 6 trạm y tế xã, phường để đạt Chuẩn Quốc gia; cấp học bổng cho khoảng 1.000 sinh viên nghèo vượt khó ở nhiều trường đại học y - dược trong cả nước; trao hơn 600 suất quà cho các bệnh nhi và trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh; hỗ trợ cho đồng bào vùng lũ lụt nhiều tỉnh, thành.

7.Đường dây nóng ngành y tế giúp giải toả những bức xúc của người dân

TBT.Bs Tran Si Tuấn là nguòi đầu tiên nghĩ ra và thành lập đường dây của ngành y tế nóng vào năm 2014. Đến nay, đường dây nóng là một kênh trực tiếp giúp người dân ở bất kỳ đâu cũng có thể đóng góp ý kiến giúp ngành y phục vụ tốt hơn. Nhờ đường dây nóng, lòng tin của nhân dân với ngành y, với nhân viên y tế dần được cải thiện. Cũng từ đường dây nóng, các cơ sở y tế có những thay đổi tốt hơn, hiệu quả hơn. Hiện, đường dây nóng được phát triển trong toàn ngành y, từ trung ương đến địa phương trong cả nước.

Ý kiến của bạn