Cũng theo Ts. Quang, theo quy định, Công an tỉnh Hòa Bình bên cạnh khởi tố đã áp dụng biện pháp ngăn chặn “tạm giam” để điều tra, biện pháp áp dụng cho các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam đúng quy định của bộ luật tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, theo quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bác sĩ Lương thì bác sĩ Lương chính thực được tại ngoại nhưng sẽ không được phép rời khỏi nơi cư trú và bác sĩ Lương vẫn phải tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng để phục vụ công tác điều tra.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã đề nghị Công an tỉnh Hòa Bình xem xét biện pháp ngăn chặn này đối với bác sĩ Lương.
Ngày 29.6, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam Lê Gia Vinh cũng có văn bản gửi Công an và VKSND tỉnh Hòa Bình, đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét đầy đủ các yếu tố khách quan nhằm tránh oan sai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bác sĩ Hoàng Công Lương.
Quyết định Thay thế biện pháp tạm giam với BS. Hoàng Công Lương của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Hòa Bình
Tổng hội cũng đề nghị cơ quan công an cho bác sĩ Lương tại ngoại phục vụ điều tra, do sai sót của bác sĩ là sai sót về thủ tục hành chính.
Hội Hồi sức - Cấp cứu và chống độc Việt Nam, các GS, BS đầu ngành, đồng nghiệp, người nhà bệnh nhân cũng đã gửi đơn kiến nghị cho BS Lương được tại ngoại.
Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú
Trước đó, như tin đã đưa, ngày 29/5, BVĐK tỉnh Hòa Bình xảy ra sự cố tai biến do chạy thận khiến 8 người tử vong. Sau đó 1 ngày, cơ quan công an tỉnh Hòa BÌnh đã khởi tố vụ án. Ngày 22/6 cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố 3 nghi can để điều tra làm rõ, trong đó có BS. Hoàng Công Lương cũng bị bắt để điều tra vì tội danh “ Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh sản xuất, pha chê thuốc, cấp phát thuộc, bán hoặc dịch vụ y tế khác” theo điều 242, Bộ luật Hình sự.