13 bộ, ngành nào được đề xuất di dời khỏi nội đô Hà Nội?

31-10-2022 16:08 | Thời sự
google news

SKĐS - Mới đây, Bộ Xây dựng đã có báo cáo nội dung về nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực xây dựng tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

ĐBQH đề xuất khẩn trương tháo gỡ cho người dân trong vùng dự án treo, quy hoạch treoĐBQH đề xuất khẩn trương tháo gỡ cho người dân trong vùng dự án treo, quy hoạch treo

SKĐS - Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Liên quan đến việc di dời trụ sở Bộ, ngành khỏi nội thành TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, ngày 23/1/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội, trong đó đã quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành và UBND TP. Hà Nội đối với việc di dời trụ sở các Bộ, ngành khỏi nội đô.

Bộ Xây dựng cho biết, thực hiện nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 837/QĐ-TTg ngày 04/6/2014; phê duyệt Điều chỉnh tại Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 19/01/2017, Bộ Xây dựng đã thực hiện rà soát 36 cơ quan Trung ương thuộc đối tượng quy hoạch (18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, 6 cơ quan đoàn thể Trung ương) để xây dựng các phương án quy hoạch cụ thể.

13 Bộ, ngành nào nằm trong nhóm đề xuất di dời trụ sở khỏi nội đô TP. Hà Nội? - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị sẽ trả lời chất vấn các ĐBQH chiều 3/11 liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương bố trí hệ thống trụ sở Bộ, ngành theo đề xuất của Bộ Xây dựng, trong đó chỉ đạo tập trung phát triển tại Khu Tây Hồ Tây (khoảng 35ha) và một phần tại Khu vực Mễ Trì.

Phương án di dời gồm 2 nhóm sau:

Nhóm cơ quan đã xây dựng trụ sở tại vị trí mới và cải tạo chỉnh trang tại chỗ: bao gồm 23 cơ quan, trong đó 8 cơ quan đã được bố trí quỹ đất và thực hiện đầu tư xây mới (bao gồm: Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và môi trường; Bộ Khoa học và công nghệ; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban dân tộc; TW Hội Nông dân)

15 cơ quan thực hiện cải tạo tại chỗ gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính; Ngân hàng nhà nước; VPCP; Viện hàn lâm KHXHVN; Viện Hàn lâm KHKTVN; Đài tiếng nói VN; Đài truyền hình VN; Thông tấn xã VN; Học viện chính trị hành chính quốc gia HCM; Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tổng liên đoàn lao động VN; Trung ương đoàn TNCS HCM; Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ VN và TW Hội cựu chiến binh VN.

Nhóm cơ quan đề xuất di dời gồm 13 cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo; Bộ Công thương; Bộ Văn hóa thể thao và du lịch; Bộ Thông tin truyền thông; Bộ Lao động thương binh và xã hội; Bộ Xây dựng (Các cơ quan này đã đề xuất xây dựng trụ sở mới tại khu vực quy hoạch xây dựng các trụ sở bộ ngành); Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Thực hiện di dời theo Quy hoạch chi tiết trung tâm Ba Đình được phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013).

Hiện, Bộ Xây dựng đã hoàn thành tổ chức Cuộc thi tuyển Ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở làm việc các Bộ, ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây.

Trên cơ sở kết quả thi tuyển, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo hoàn thiện Đồ án Quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ ngành Trung ương, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt; có Văn bản gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan về Đồ án Quy hoạch Khu trụ sở Bộ, ngành tại Tây Hồ Tây và Mễ Trì, Hà Nội.

Đến ngày 16/9/2022 đã nhận đủ văn bản góp ý trong đó đa số đồng thuận với các nội dung chính của Đồ án; một số cơ quan bổ sung, làm rõ nhu cầu sử dụng trong tương lai. Tiếp thu các ý kiến đóng góp, Đồ án đã được chỉnh sửa, bổ sung các nội dung phù hợp.

Đồng thời, Bộ Xây dựng đã có văn bản, nhiều lần đôn đốc các Bộ, ngành Trung ương và TP. Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (từ chiều 3/11 đến hết ngày 5/11/2022).

Nhóm vấn đề thứ nhất được Quốc hội lựa chọn chất vấn thuộc lĩnh vực xây dựng (chiều 3/11) về các nội dung:

- Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị của Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô thành phố Hà Nội.

- Quản lý thị trường bất động sản; việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản.

- Việc xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố lớn.

- Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong xây dựng, ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản. Việc kiểm soát giá và bảo đảm nguồn nguyên, vật liệu để xây dựng các công trình, dự án, nhất là các dự án quan trọng quốc gia.

Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bệnh nhân gửi lời cảm ơn các y, bác sĩ BV Trung ương Huế đã phẫu thuật, điều trị giúp tìm lại ánh sáng sau hơn 10 năm.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn