Hà Nội

12 bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc

28-02-2024 14:58 | Vị thuốc quanh ta
google news

SKĐS - Rau khúc có thể luộc hoặc nấu canh ăn như một số loại rau khác nhưng chủ yếu được dùng để làm bánh khúc. Bên cạnh đó rau khúc còn có thể sử dụng để chữa một số bệnh thường gặp.

Công dụng của rau khúc

Rau khúc có tên khoa học là Gnaphalium affine D. Don (Gnaphalium multiceps Wall.), thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Để làm thuốc, thường hái lá hoặc toàn cây, tốt nhất vào lúc trước khi cây ra hoa hoặc tuy đã có hoa nhưng chưa nở. Dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Rau khúc có nhiều loài biến chủng song đều được sử làm thuốc với cùng tác dụng.

Theo Đông y: Rau khúc có ngọt, tính bình; vào 3 kinh Phế, Tỳ và Vị; có công dụng khu phong tán hàn, hóa đàm, giảm ho, lợi thấp, giải độc; dùng trong trường hợp cảm mạo phong hàn, ho nhiều đờm, khí suyễn, phúc tả, bạch đới, tỳ hư thủy thũng, còn dùng chữa phong thấp đau nhức. Dùng ngoài chữa lở ngứa ngoài da, phong chẩn mẩn tịt, mụn nhọt sưng đau...

Tổng hợp 23+ cách làm bánh khúc không có lá khúc hay nhất - lagroup.edu.vn

Rau khúc có thể dùng tươi hoặc khô chữa một số bệnh thường gặp.

Một số bài thuốc từ cây rau khúc

Chữa ho có đờm: Rau khúc khô 20g, đường phèn 15-20g; sắc nước uống trong ngày. Hoặc dùng rau khúc tươi, thái nhỏ cho vào một ít đường, hấp vào nồi cơm, gạn lấy nước uống.

Chữa cảm lạnh, sốt, ho: Rau khúc 20g (hoặc 40g tươi), tía tô 12g, kinh giới 12g, sắc uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính: Rau khúc khô 60g, sắc lấy nước đặc; chia thành 3 phần, uống trong ngày, uống liền 12 ngày là 1 liệu trình.

Trị viêm họng, hen suyễn, nhiều đờm: Rau khúc khô 30g, ma hoàng 6g, khoản đông hoa 9g, hạnh nhân 9g, bạch tiền 9g; sắc uống.

Thang điều trị cao huyết áp: Rau khúc khô 12g, câu đằng 9g, tang ký sinh 9g; sắc uống trong ngày.

Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn và bác sĩ chữa hen giỏi Hà Nội - Bệnh Viện  Đa Khoa Quốc Tế Bắc Hà

Rau khúc có thể sử dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn, viêm khí quản mạn tính

Chữa đầy bụng, tiêu chảy: Rau khúc khô 60g, kê nội kim (màng mề gà) 1 cái; sắc uống trong ngày.

Chữa cảm nắng, sốt, ho: Rau khúc 30g, thanh cao 15g, bạc hà 9g; sắc nước uống trong ngày.

Chữa khí hư bạch đới ở phụ nữ: Rau khúc 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn)15g, cỏ xước 8g; sắc nước uống trong ngày (không dùng thuốc trong lúc đang đau bụng kinh).

Giảm đau nhức do thống phong: Lá và cành non cây rau khúc, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ đau, băng cố định lại.

Hỗ trợ điều trị gân cốt sưng đau, đòn ngã tổn thương: Toàn cây rau khúc khô 60g; sắc uống trong ngày.

Chữa vết thương sưng tấy, vết thương không liền miệng: Toàn cây rau khúc khô 30g, sắc nước uống trong ngày.

Dùng ngoài: Lá rau khúc tươi 1 nắm, giã nát trộn với cơm nát đắp lên vết thương.

Chữa nhọt đầu đinh mới mọc: Lá rau khúc tươi trộn với cơm nguội và vài hạt muối đắp vào nơi tổn thương.

Mời bạn xem thêm video:

Sẽ ra sao nếu đau nhức xương khớp không được điều trị sớm? | SKĐS


Lương y Hoài Vũ
Ý kiến của bạn