118 tác phẩm được trao giải báo chí quốc gia 2014

22-06-2015 10:30 | Thời sự
google news

SKĐS -Ban tổ chức đã lựa chọn được 177 tác phẩm vào vòng chung khảo và 118 tác phẩm đoạt giải, gồm: 9 giải A, 26 giải B, 54 giải C và 29 giải khuyến khích

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, tối 21/6, lễ trao giải báo chí quốc gia năm 2014 diễn ra tại tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội). Trong số 1.468 tác phẩm dự thi, Ban tổ chức đã lựa chọn được 177 tác phẩm vào vòng chung khảo và 118 tác phẩm đoạt giải, gồm: 9 giải A, 26 giải B, 54 giải C và 29 giải khuyến khích. Hội đồng chung khảo đánh giá, chất lượng các tác phẩm nhìn chung đồng đều, nhiều tác phẩm dự giải có tính phát hiện vấn đề, có tầm ảnh hưởng xã hội và thể hiện hấp dẫn.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đồng chí Đinh Thế Huynh trao phần thưởng cho các tập thể và cads nhân đạt giải A

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đồng chí Đinh Thế Huynh trao phần thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt giải A

9 giải A là những tác phẩm xuất sắc về chủ quyền biển đảo Việt Nam, được ghi từ “tọa độ nóng” Hoàng Sa trong sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam hồi tháng 5/2014; giải cứu thành công 12 công nhân gặp nạn ở hầm thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng)…

Phát biểu tại lễ trao giải, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng các tác giả đoạt giải báo chí năm 2014 và khẳng định những tác phẩm báo chí xuất sắc là đóng góp thiết thực của đội ngũ người làm báo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chủ tịch nước đề nghị báo chí phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, bảo vệ công lý, phê phán, đấu tranh với cái xấu, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Báo chí cần phản ánh chân thực tình hình đất nước, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, là tiếng nói của nhân dân, cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định trong suốt 90 năm qua, các thế hệ báo chí cách mạng luôn đồng hành cùng dân tộc, lớn lên cùng cách mạng, phục vụ cách mạng, phụng sự nhân dân, đồng thời đề nghị báo chí cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, làm tròn trách nhiệm là lực lượng tiên phong, xung kích trên mặt trận văn hóa - tư tưởng. Báo chí cũng cần tích cực phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến; bảo vệ công lý; phê phán đấu tranh với cái xấu, cái ác, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực trong mọi lĩnh vực. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn những người có bản lĩnh chính trị không vững vàng, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, lợi ích nhóm, mị dân, trù dập người đấu tranh phê bình, nói không đi đôi với làm… Chủ tịch nước nhấn mạnh.

 

 

 

 


Ý kiến của bạn