11 sai lầm khi đánh răng làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu

SKĐS - Việc đánh răng đúng cách, duy trì hàm răng khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa sâu răng, viêm nướu...

Chải răng đúng cách phòng ngừa 80% sâu răng và viêm nướuChải răng đúng cách phòng ngừa 80% sâu răng và viêm nướu

SKĐS - Mặc dù chúng ta nỗ lực rất nhiều trong các chương trình nha khoa dự phòng, nha khoa cộng đồng, nha khoa can thiệp, nha học đường... nhưng tỉ lệ bệnh sâu răng và viêm nướu ở VN cũng còn rất cao,

Vệ sinh răng miệng kém sẽ tăng nguy cơ bị sâu răng, bệnh nướu răng, viêm nha chu… Các tình trạng này được biết có liên quan đến bệnh tim, đái tháo đường, một số bệnh ung thư và suy giảm trí nhớ…

Việc đánh răng để vệ sinh răng miệng tưởng chừng đơn giản, nhưng trên thực tế có rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết cách đánh răng đúng.

Dưới đây là những sai lầm mà bạn thường mắc phải:

1. Không đánh răng đủ lâu

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên đánh răng tối thiểu 2 phút mỗi lần, để loại bỏ hiệu quả các mảng bám.

Đối với những người đang có các thiết bị trong miệng, chẳng hạn như niềng răng, cầu răng hoặc cấy ghép… hãy dành thêm thời gian để nhẹ nhàng làm sạch xung quanh những khu vực thức ăn bị mắc kẹt.

photo-1691294016023

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên đánh răng tối thiểu 2 phút mỗi lần

2. Không đánh răng đủ thường xuyên

Đánh răng một lần vào buổi sáng là không đủ. Điều quan trọng bạn cần phải đánh răng hai lần một ngày để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.

Hãy tưởng tượng răng của bạn giống như một cái đĩa. Sau khi ăn, đĩa của bạn sẽ không sạch nếu bạn chỉ rửa sạch. Cần phải cọ rửa bằng xà phòng rửa chén và miếng bọt biển.

Bề mặt răng của bạn thu hút thức ăn và chỉ có bàn chải đánh răngkem đánh răng mới lọt được vào các ngóc ngách này.

3. Đánh răng không đúng lúc

Trong 20 đến 30 phút đầu tiên sau khi ăn, miệng sẽ hơi chua và men răng yếu đi một chút. Nếu bạn đánh răng ngay sau khi ăn, có nguy cơ làm mòn men răng quá nhanh. Ít men răng hơn tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng định cư hơn và gây ra nhiều sâu răng và nhiễm trùng hơn.

Do đó, chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn mới được đánh răng, hoặc nếu vội, hãy súc miệng bằng nước hoặc dùng nước súc miệng để trung hòa axit.

4. Đánh răng không đúng cách

Thông thường chúng ta đặt bàn chải lên răng và kéo qua kéo lại trên bề mặt răng. Cách đánh răng này không đúng.

Để đánh răng đúng cách, bạn cần đặt bàn chải đánh răng lên răng, sau đó nghiêng bàn chải một góc 45 độ so với nướu, rồi sử dụng chuyển động tròn nhỏ, di chuyển đầu bàn chải từ răng này sang răng khác.

Cách đánh này áp dụng cho các bề mặt bên ngoài của răng, các bề mặt bên trong và cả mặt trên hoặc mặt nhai.

Để tiếp cận tốt hơn, hãy dùng tay trái để chải bên miệng phải và tay phải để chải bên trái.

5. Không dùng chỉ nha khoa

Cho dù bạn chải răng hoàn hảo đến đâu, nếu không dùng chỉ nha khoa, bạn sẽ bỏ sót một nửa bề mặt của răng và rất nhiều mảng bám có thể gây sâu răng và bệnh nướu răng.

Mảng bám là một màng dính chứa đầy vi khuẩn ăn thức ăn thừa trong miệng. Nó tạo ra một loại axit ăn mòn răng và có thể cứng lại thành cao răng mà chỉ nha sĩ mới có thể cạo sạch.

photo-1691294016983

Chỉ nha khoa giúp lấy các thức ăn còn sót lại trong miệng...

6. Không chải lưỡi

Lưỡi giúp bạn nói và nuốt, đồng thời cũng bẫy vi khuẩn dẫn đến hôi miệng, sâu răng và nướu. Sử dụng bàn chải đánh răng nhẹ nhàng chải trên bề mặt lưỡi, để làm sạch từ sau ra trước một vài lần sau khi đánh răng.

7. Đánh răng quá mạnh

Cho dù bạn sử dụng bàn chải đánh răng bằng tay hay bằng điện, cách hiệu quả nhất để làm sạch răng là lặp đi lặp lại chứ không phải dùng lực.

Dùng lực quá mạnh cũng làm mòn men răng và gây ra tình trạng tụt hoặc co rút ở mô nối nướu với miệng (tụt lợi).

8. Dùng quá nhiều kem đánh răng

Thông thường chúng ta nghĩ lượng kem đánh răng phải phủ lông bàn chải từ đầu đến cuối. Thế nhưng người lớn chỉ cần một lượng nhỏ bằng hạt đậu, hoặc bằng một nửa chiều dài của bàn chải đánh răng tiêu chuẩn.

Florua trong kem đánh răng là một khoáng chất, nếu dùng quá nhiều có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc răng...

photo-1691294018738

Không nên dùng quá nhiều kem đánh răng.

9. Cất giữ bàn chải sai cách

Để giữ cho bàn chải đánh răng càng sạch càng tốt, hãy rửa sạch bàn chải để đảm bảo loại bỏ hết kem đánh răng và mảnh vụn khỏi lông bàn chải, đồng thời cất bàn chải thẳng đứng ở nơi khô thoáng.

Nếu bạn cất bàn chải gần bàn chải đánh răng khác, hãy chắc chắn rằng chúng không chạm vào nhau. Đừng đậy nắp hoặc bảo quản trong hộp đựng vì vi khuẩn sẽ phát triển trong môi trường ẩm ướt.

10. Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên

Tuổi thọ của bàn chải đánh răng là khoảng 3 đến 4 tháng. Sau đó, lông bàn chải bị sờn và hiệu quả làm sạch răng sẽ giảm. Do đó, cần thay bàn chải đánh răng thường xuyên.

11. Chỉ đánh một phần răng

Nhiều người thường chỉ chăm chú làm sạch mặt trước của răng, vì đó là phần dễ tiếp cận nhất và là phần mà người khác dễ nhìn thấy.

Tuy nhiên, đỉnh và mặt trong của răng - phần tiếp xúc với bên trong miệng - cũng dễ bị tổn thương, bởi rất nhiều vi khuẩn sống trong miệng, sẽ hoạt động nếu không được làm sạch.

Đánh răng trước khi đi ngủ giúp phòng ngừa bệnh tim mạchĐánh răng trước khi đi ngủ giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

SKĐS - Việc bỏ qua vệ sinh răng miệng vào buổi tối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một nghiên cứu mới đây cho biết.

Mời độc giả xem thêm video:

Nên Đánh Răng Bao Nhiêu Lần 1 Ngày? | SKĐSTiểu đươn

DS. Hoàng Thu Thủy
Ý kiến của bạn