11 nguyên tắc thiền dành cho bạn. (Nguồn: Lavendaire/YouTube)
Một người đàn ông nọ thường có những cảm xúc giận giữ trong thoáng chốc, đôi khi vì những chuyện khá nhỏ. Nhưng lâu dần, vì không được chuyển hóa đều đặn hàng ngày, những cảm xúc giận giữ từng chút, từng chút ấy, trở thành thói quen của anh ta và khiến anh ta trở thành một người hay cáu gắt phiền não với vợ con.
Thiền thực sự là một giải pháp đơn giản để ổn định những cảm xúc đó và khiến trạng thái bình an, lắng tâm, nhẹ nhõm và sự tập trung ở bên bạn trong suốt cả ngày- do vậy, một ngày của bạn sẽ hạnh phúc hơn, điềm tĩnh hơn và năng xuất hơn.
Ngoài tác dụng ổn định những cảm xúc mạnh tiêu cực một cách nhẹ nhàng, thiền còn khiến bạn sáng tạo hơn và giúp bạn thanh lọc trực giác phán đoán để ra những quyết định sáng suốt hàng ngày.
Thiền đồng thời giúp bạn trẻ đẹp hơn, có hệ tiêu hóa tốt hơn và giấc ngủ an hơn.
Tư duy khi mới tập thiền
Bạn nên quên đi rằng bạn đang thiền, mà chỉ nghĩ làbạn cần ngồi im lặng, ngừng suy nghĩ, nghỉ ngơi và xả stress.
Thời gian thiền
Bạn nên thiền 5 phút mỗi sáng trước khi đi làm hay bất cứ khoảng thời gian nào phù hợp với bạn.
Sau này, bạn có thể tăng thời gian thiền lên -nhưng lưu ý: nên thiền khoảng 1 tiếng sau khi ăn.
Tìm một nơi yên tĩnh, không có gió, để bạn có thể thiền mỗi ngày ở không gian đó, thắp thêm cây nến thơm mùi chanh hay mùi xả- để tạo ánh sáng và mùi hương dễ chịu nếu điều kiện cho phép.
Đây là hướng dẫn thiền đơn giản cho sự thực tập của bạn mỗi ngày:
1. Ngồi bán già hay kiết già
Tư thế ngồi kiết già-là tư thế thiền nguyên thủy của Đức Phật Thích Ca dưới cội cây Bồ Đề. Tư thế này tuy khó tập ban đầu- nhưng lại giúp bạn ngồi bất động trong thời gian lâu nhất.
Tư thế ngồi bán già
Tư thế bán già đơn giản hơn tư thế kiết già cho người mới tập thiền.
2. Ngồi trên ghế
Tư thế ngồi ghế chân chạm đất
Chân để phẳng trên đất và lòng bàn tay để áp trên đùi-tư thế này khá thoải mái và hiệu quả cho những người mới tập.
3. Để lưng thẳng nhưng không căng
Lưng để thẳng và thoải mái
Hãy tưởng tượng là có một sợi dây mảnh kéo thẳng đằng sau lưng bạn. Giữ lưng thẳng mà không căng giúp làm mạnh tinh thần bạn về sau.
4. Điều hòa thân
Lưu ý: không gồng cứng, hay dằn ép toàn thân. Hãy để toàn thân mềm mại, bất động – để tránh sự căng lên đầu, gây cảm giác khó chịu.
Điều hòa thân
Nếu bạn giữ được thân mềm mại bất động khi thiền –thì sẽ giữ được tâm ổn định về sau, thậm chí khi phải đối diện với những khó khăn cuộc sống.
5. Nhắm mắt lại, thở nhẹ nhàng tự nhiên
Tâm trí của bạn nên tập trung vào hơi thở- vào và ra khỏi mũi.
Thở nhẹ nhàng tự nhiên
Lưu ý-đừng điều khiển hay can thiệp vào hơi thở-chỉ cần tập trung để biết rõ hơi thở ra vào.
6. Khi thiền, đừng suy nghĩ gì để tâm trí nghỉ ngơi
Nếu bạn có những suy nghĩ miên man-đừng giày vò bản thân hay đấu tranh với chúng, đừng dằng ép để chấm dứt chúng.
Khi suy nghĩ miên man, hãy mỉm cười và trở lại với hơi thở
Đơn giản hãy mỉm cười nhẹ, tha thứ, trải sự yêu thương và hướng sự tập trung lại vào- hơi thở ra và hơi thở vào.
“Đừng suy nghĩ gì cả” ở đây có nghĩa là- khi những suy nghĩ miên man tràn tới, hãy chỉ biết và quan sát chúng trong tĩnh lặng nhưng không can thiệp, đánh giá, lý luận, đôi co với chúng.
7. Khi bạn có quá nhiều suy nghĩ miên man lo âu
Hãy sử dụng những câu niệm đơn giản như, “ thở vào biết tâm này còn phiền động, thở ra biết tâm này còn phiền động.” Hoặc, “thở vào tôi biết mình giận, thở ra tôi biết mình giận.”
Nhận diện những suy nghĩ lang thang của bạn
Câu niệm đơn giản-giúp bạn nhận diện những lo lắng và giận giữ của mình, rồi để chúng trôi qua -mà không cần can thiệp, đôi co, đấu tranh với chúng.
8. Hãy kiên trì và đừng bỏ cuộcngay cả khi suy nghĩ của bạn có miên man và bạn không thể ngồi yên.
Đừng bỏ cuộc
Hãy bắt đầu bằng 5 phút thiền mỗi ngày và tập liên tục trong một tháng-khi ấy thiền sẽ trở thành một thói quen của bạn, giúp bạn lắng tâm hơn, minh mẫn hơn và giải phóng khối stress nặng nề.
9. Nghe những bản nhạc thiền thư giãn, hay âm thanh trong vắt của tự nhiên khi thiền- nếu bạn cảm thấy đó là giải pháp phù hợp cho bạn và khiến bạn thư giãn sâu hơn.
10.Có 7 cách để tay ( mudra) cơ bản khi thiền như sau:
* Ngửa lòng bàn tay
Lòng bàn để tay ngửa lên để tiếp nhận nguồn năng lượng
* Úp lòng bàn tay
Lòng bàn tay để úp xuống để ổn định cảm xúc
* Cosmic Mudra:
Đây là cách để tay theo phương pháp thiền nguyên thủy của Đức Phật Thích Ca, tượng trưng cho năng lượng bình an để suy ngẫm sâu- giúp tăng nhận thức hay giác ngộ về bản thân.
*Gyan Mudra:
Ngón cái chạm ngón trỏ, giúp tạo ra- sự hiểu biết, trí tuệ, sự sáng tạo và sự điềm tĩnh.
Lòng bàn tay ngửa lên để tiếp nhận.
Lòng bàn tay úp xuống để ổn định cảm xúc.
* Shuni Mudra:
Ngón cái chạm ngón giữa, biểu tượng sự kiên nhẫn và kỉ luật- giúp tạo cảm giác ổn định vững vàng.
*Surya Ravi Mudra:
Ngón cái chạm ngón áp út, tương trưng cho năng lượng và sức khỏe-giúp mang lại cảm giác cân bằng và tự tin.
* Buddhi Mudra (tư thế tay Phật):
Ngón cái chạm ngón út, biểu đạt sự truyền thông và sự cởi mở-giúp làm mạnh trực giác phán đoán.
11.Xả thiền
Sau khi thiền xong, bạn ngồi yên lặng trong giây lát tại chỗ, để cân bằng tâm trí và cơ thể.
Hãy lấy hai lòng bàn tay xoa vào nhau ấm nóng rồi đặt lên mắt, xoa nhẹ đầu, mặt, tai, cổ , gáy.
Sau đó, duỗi chân và bóp chân nhẹ cho bớt mỏi và tê.
Chúc bạn thành công !