10.000 ca mắc sốt xuất huyết trong 5 tháng đầu năm

27-05-2015 08:43 | Thời sự
google news

SKĐS - Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có thể gây tử vong (nhất là đối với trẻ nhỏ) nhưng lại chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng bệnh

 

5 tháng đầu năm 2015, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó, tại khu vực miền Nam, số mắc tăng hơn 35%. Tuy nhiên, dự báo, dịch sốt xuất huyết sẽ có diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, nhất là tại các tỉnh phía Nam do mùa mưa sắp tới.

Gia tăng ca mắc bệnh cả hai miền Nam, Bắc

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại thời điểm này, số ca mắc sốt xuất huyết ở khu vực miền Bắc và miền Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2014.

Riêng tại Hà Nội, trong tuần qua đã ghi nhận 15 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Tích lũy từ đầu năm tới nay, Hà Nội ghi nhận 90 trường hợp sốt xuất huyết.

Thông tin tại chiến dịch truyền thông về sốt xuất huyết năm 2015, TS Nguyễn Thị Liên Hương, Phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho biết, tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có thể gây tử vong (nhất là đối với trẻ nhỏ) nhưng lại chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng bệnh

Chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết tại BV Nhi đồng 1
Ảnh: báo Thanh niên

Chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết tại BV Nhi đồng 1

Ảnh: báo Thanh niên

. Do đó, mọi người cần phải chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách loại bỏ môi trường sinh sản của muỗi, vệ sinh môi trường, làm sạch lu, vại và áp dụng các biện pháp bảo hộ cá nhân như ngủ nằm màn, sử dụng các chất có tác dụng xua muỗi… để bảo vệ bản thân và gia đình.

Liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, PGS. Phan Trọng Lân lưu ý, Viện Pasteur TP.HCM chưa ghi nhận có sự

Được biết, từ nay đến cuối tháng 8/2015, khi tới khám chữa bệnh tại các bệnh viện, trung tâm y tế của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long, người dân sẽ được nhận các sản phẩm kem xua muỗi miễn phí.

biến đổi gen của virút SXH nhưng týp D3 đang trong giai đoạn tiến lên và sẽ lan rộng. Năm 2013, týp D3 chỉ xuất hiện ở 4 tỉnh thì năm 2014 đã lên 8 tỉnh và tiếp tục lan rộng.

Dấu hiệu sớm của bệnh sốt xuất huyết

Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ C, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Dù bạn cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ bớt sốt một thời gian ngắn sau đó lại sốt cao. Tình trạng sốt cao thường kéo dài từ 2 - 7 ngày. Đồng thời kèm theo các biểu hiệu như: Nôn mửa, đi ngoài ra máu, có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải.

Ở trẻ còn bú mẹ thường kèm theo dấu hiệu ho, tiêu chảy, ói, khác với trẻ lớn mắc bệnh sốt xuất huyết ít khi bị tiêu chảy.

Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.

Khoảng các ngày thứ 3 - 6 của bệnh, trẻ bị trụy tim mạch là triệu chứng nặng, với biểu hiện: trẻ hết sốt nhưng lừ đừ, bứt rứt, lạnh tím tay chân, vã mồ hôi, mạch nhẹ khó bắt, huyết áp khó đo, đi tiểu ít. Nếu bạn phát hiện con mình có một hay nhiều triệu chứng nói trên, cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các biện pháp phòng bệnh

Để tích cực phòng bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

Phun thuốc đuổi muỗi, vệ sinh môi trường sạch sẽ để phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Phun thuốc đuổi muỗi, vệ sinh môi trường sạch sẽ để phòng chống bệnh sốt xuất huyết

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Thái Bình

 

 

 

 


Ý kiến của bạn