Lượng calo các cơ hô hấp tiêu hao ở người mắc COPD cao gấp 10 lần so với người bình thường.
Ăn uống đúng cách có thể giúp tăng năng lượng khi bạn bị COPD. Nếu bị sút cân nhanh chóng, bạn nên bổ sung một số “thực phẩm an toàn” vào chế độ ăn hàng ngày.
Bệnh nhân COPD nếu cảm thấy quá mệt mỏi hoặc gặp vấn đề trong ăn uống, nên chia bữa ăn chính thành 4-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ cung cấp nhiều calo hơn khi cần thiết, giúp người bệnh cảm thấy bớt mệt mỏi và đầy bụng.
1. Ngũ cốc nguyên hạt
Bạn nên chọn thực phẩm giàu chất xơ như các loại ngũ cốc nguyên hạt thay vì các loại thực phẩm tinh chế giàu carbohydrate như bánh mì trắng.
Chế độ ăn nhiều carb có thể làm tăng sản xuất carbon dioxide, phổi đảm nhận vai trò giải phóng carbon dioxide. Do đó, bệnh nhân CPOD nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu carb.
2. Sữa ít béo
Sữa ít béo cung cấp protein, canxi, vitamin D và một số chất béo để đáp ứng nhu cầu calorie cần thiết cho cả ngày dài. Khuyến cáo rằng bệnh nhân COPD nên uống sữa ít béo mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Đây là một trong những thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân COPD.
3.Các chất béo lành mạnh
Bệnh nhân CPOD cần bổ sung đủ lượng chất béo lành mạnh trong chế độ ăn hàng ngày. Các chất béo lành mạnh được tìm thấy trong các loại hạt, trứng, dầu ô liu, bơ và cá béo nước lạnh.
4. Trái cây và rau
Trái cây và rau quả là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn lành mạnh của bệnh nhân CPOD. Những thực phẩm giàu chất xơ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm vitamin A, các khoáng chất và các chất chống oxy hoá, chống viêm.
5. Các loại đậu
Đậu giàu kẽm, một khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn của bệnh nhân COPD. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng COPD.
6. Các loại hạt
Đối với những người bị COPD, điều quan trọng là kiểm soát cân nặng bản thân ở mức bình thường. Bạn cần chú trọng ăn các thực phẩm giàu năng lượng như các loại hạt và bơ hạt. Đây là một trong những thực phẩm tốt nhất dành cho bệnh nhân COPD.
7. Thịt nạc
Nhiều bệnh nhân COPD thiếu protein và thậm chí họ không biết điều đó. Thiếu protein có thể dẫn đến teo cơ bắp vì cơ thể đào thải các protein của chính nó.
8. Vitamin D
Thiếu vitamin D có thể dẫn đến COPD và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin D như các loại cá béo (cá hồi, cá thu và cá ngừ).
9. Nước
Những khó khăn về hô hấp liên quan đến bệnh COPD có thể khiến bạn mất nước. Uống nước thường xuyên giúp long đờm, đào thải các chất nhầy trong phồi.
10. Chia thành các bữa nhỏ
Nên ăn thực phẩm giàu calo và chất xơ nhiều lần trong ngày. Do đó, ăn 5 bữa ăn nhỏ mỗi ngày giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà không gây áp lực lên phổi.