Hạnh nhân
Brynn McDowell, chuyên gia dinh dưỡng cho biết: "Hạnh nhân chứa nguồn melatonin tự nhiên, là một loại hormone mà não của bạn sản xuất và có liên quan đến chu kỳ giấc ngủ. Nghiên cứu đã chỉ ra ăn thực phẩm giàu melatonin có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ của bạn".
Một nắm nhỏ hạnh nhân hoặc thậm chí một thìa bơ hạnh nhân trước khi đi ngủ có thể giúp kích thích cơ thể sản xuất melatonin.
Quả óc chó
Quả óc chó có chứa một số chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon, chẳng hạn như melatonin, serotonin, magiê và axit béo omega-3.
Các nghiên cứu trên động vật ở chuột đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt axit béo omega-3 có thể làm thay đổi một số con đường dẫn truyền thần kinh, bao gồm cả serotonin, ảnh hưởng đến trầm cảm, lo lắng và giấc ngủ.
Magiê có liên quan đến giấc ngủ tốt hơn cả về chất lượng và số lượng, bên cạnh việc chống trầm cảm và giảm huyết áp. Sự thiếu hụt magiê hầu như luôn dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm chứng mất ngủ hậu Covid-19. Magiê cũng giúp kiểm soát các triệu chứng của một số tình trạng làm gián đoạn giấc ngủ, như rối loạn tiêu hóa.
Chuối
Chuối là một món ăn vặt tuyệt vời trước khi đi ngủ vì chúng chứa bộ 3 hợp chất thúc đẩy giấc ngủ: carbohydrate, tryptophan và melatonin.
Trên thực tế, một nghiên cứu nhằm giảm rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi đã phát hiện ra rằng tiêu thụ chuối hàng ngày là một giải pháp thay thế khả thi cho việc hỗ trợ giấc ngủ.
Amanda K. Miller, chuyên gia dinh dưỡng và nhà phê bình y tế cho biết: "Carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn, có tác dụng điều trị bệnh ngủ. Tryptophan là axit amin dẫn đến sản xuất serotonin. Serotonin có thể được chuyển đổi thành nhiều melatonin hơn, giúp thúc đẩy chu kỳ ngủ-thức lành mạnh".
Bánh anh đào hoặc nước ép anh đào
Chuyên gia dinh dưỡng Amy Adams cho biết: "Nước ép anh đào có thể làm tăng khả năng sử dụng tryptophan của cơ thể, một axit amin có liên quan đến giấc ngủ".
Nghiên cứu cho biết, uống 250 ml nước ép anh đào vào buổi sáng và ban đêm trong vòng ít nhất 2 tuần có thể làm giảm đáng kể chứng mất ngủ hậu Covid-19.
Trà hoa cúc và hoa oải hương
Trà hoa cúc đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh, bao gồm cả chứng mất ngủ. Phụ nữ sau sinh uống trà hoa cúc trong 2 tuần cho biết họ ngủ ngon hơn và có điểm số trầm cảm thấp hơn.
Đối với trà hoa oải hương, có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tương tự bằng cách thúc đẩy thư giãn và giảm lo lắng. Sử dụng dầu hoa oải hương trong một ứng dụng trị liệu bằng hương thơm cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
Yến mạch
Ăn yến mạch vào buổi tối có thể thúc đẩy cơn buồn ngủ, dẫn đến giấc ngủ ngon hơn. Yến mạch cũng chứa melatonin, có thể giúp chúng ta đi vào giấc ngủ.
Cá hồi
Loại cá giàu chất dinh dưỡng này được cho là có một số khả năng thúc đẩy giấc ngủ. Cá hồi và các loại cá béo khác chứa nhiều axit béo omega-3 và vitamin D, cả hai đều có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách thúc đẩy sản xuất serotonin.
Trong một nghiên cứu, những người đàn ông ăn cá hồi 3 lần một tuần sẽ ngủ nhanh hơn hàng ngày.
Serotonin là một chất hóa học được sản xuất trong não của chúng ta giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, cùng với những vai trò khác trong tâm trạng, cảm xúc, sự thèm ăn và tiêu hóa.
Trứng
Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.
Bơ
Bơ có thể giúp tăng serotonin do hàm lượng tryptophan trong bơ. Điều này có thể làm tăng melatonin trong cơ thể và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Nếu bạn ăn một quả bơ trước khi đi ngủ, hãy rưới một ít dầu ô liu nguyên chất và muối biển lên trên để có một bữa ăn nhẹ đơn giản và thỏa mãn.
Trái kiwi
Các nghiên cứu cho thấy kiwi chứa các hợp chất như chất chống oxy hóa và serotonin có lợi cho giấc ngủ.
Thống kê từ 15 nghiên cứu trên thế giới ghi nhận 44% người đau đầu, 11% mất ngủ hậu Covid-19. Sau 6 tháng, các triệu chứng này vẫn tiếp diễn với tần suất khá cao, với khoảng 50% trường hợp kéo dài.
Mất ngủ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự điều hòa thần kinh của não bộ, do đó có thể không điều chỉnh được sự thằng bằng, gây té ngã khi vận động hoặc gặp phải tai nạn giao thông khi lưu thông trên đường, hoặc bị tai nạn lao động và làm giảm hiệu suất công việc một cách đáng kể...
Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch và toàn thân như bị rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp và xuất hiện các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm, thậm chí xuất hiện suy nghĩ tiêu cực.
Hướng dẫn phòng chống COVID-19 tại trường học, khu công nghiệp, nơi làm việc