10 sự kiện ít được biết đến trong Thế chiến II

01-08-2017 14:17 | Quốc tế
google news

SKĐS - Không ai có thể phủ nhận Chiến tranh thế giới thứ II đã có tác động to lớn đến toàn bộ lịch sử của nhân loại.

Dù đã qua hơn 70 năm, song những trận đánh, nguyên nhân và hệ quả của chúng vẫn được người ta nhắc tới. Song trong cuộc chiến tranh vĩ đại này, vẫn lẩn khuất những sự kiện kì lạ và đáng chú ý ít được đề cập đến trong sách giáo khoa.

1. Chiến dịch Quần đảo Aleutian

Ngày 3 tháng 6 năm 1942, quân đội Nhật tấn công và chiếm Attu và Kiska, hai hòn đảo thuộc bang Alaska. Tuy nhiên, những hòn đảo này ít có giá trị, điều kiện rất xấu và ít đe dọa đối với Mỹ. Nhiều tai nạn đã xảy ra không phải do súng đạn, mà do bẫy mìn, thời tiết và đạn lạc

2. Những người lính Nhật không đầu hàng

Nhiều binh sĩ Nhật đóng quân trên những hòn đảo rải rác trên khắp Thái Bình Dương đã từ chối đầu hàng, hoặc không biết Nhật Bản đã đầu hàng. Những người lính này vẫn sống trên các hòn đảo, thường là một mình, trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc. Một trường hợp nổi tiếng là Hiroo Onada, người cuối cùng đã đầu hàng vào năm 1974, 29 năm sau khi nước Nhật đầu hàng!

3. Sự tham chiến của Nam Mỹ

Mặc dù nó được gọi là "Chiến tranh thế giới thứ II", nhiều người không tính bất kỳ quốc gia Nam Mỹ nào vào danh sách các nước tham chiến. Brazil, trong tám tháng chiến dịch Ý, lực lượng viễn chinh Braxin đã bắt giữ 20.573 tù binh của phe phát xít, bao gồm 2 tướng, 892 sĩ quan và 19.679 cấp bậc khác. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, Brazil đã mất 948 người trong các trận đánh ở cả ba mặt trận. Nhiều quốc gia Nam Mỹ khác đã đóng góp vào việc cung cấp nhu yếu phẩm và, trong một số trường hợp, gửi binh sĩ tham gia Lực lượng nước Pháp Tự do.

4. Chính quyền bù nhìn Pháp với quân Đồng minh

Sau khi Pháp đầu hàng vào năm 1940, Đức đã thành lập một chính phủ bù nhìn ở Vichy. Chính phủ này không có bất kỳ quyền lực hoặc kiểm soát thực sự. Tuy nhiên, sau thất bại của Pháp, vẫn có lực lượng Pháp ở những nơi như Bắc Phi, thuộc địa Thái Bình Dương và tàu hải quân. Trong Chiến dịch Torch, lực lượng của chính phủ bù nhìn đã buộc phải chiến đấu chống lại quân Đồng minh. Sự kháng cự của chính phủ Vichy đã khiến quân Mỹ tổn thất 556 binh sĩ và 837 người bị thương. 300 lính Anh và 700 lính Pháp cũng bị chết trong trận này.

5. Chiến dịch Drumbeat

Mọi người vẫn nghĩ rằng tàu ngấm Đức chỉ tấn công các tàu hải quân ở Đại Tây Dương, xung quanh Greenland hoặc gần Châu Âu chứ không phải là ở ngoài khơi bờ biển nước Mỹ. Tuy nhiên, Chiến dịch Drumbeat với sự tham gia của 40 chiếc tàu ngầm đã tấn công hạm đội Mỹ ngay sát đường bờ biển ở nhiều bang. Thậm chí một sự thật đáng sợ là những chiếc tầm ngầm Đức còn đưa những tốp gián điệp lên đất Mỹ! Tại Long Island, New York, và Ponte Vedra, Florida, 8 người Đức nói tiếng Anh đã thâm nhập vào Mỹ (4 tên ở Long Island bị bắt sau vài tuần).

6. Những binh lính châu Âu trong quân đội Quốc xã

Nhiều người tin rằng chỉ có người Đức phục vụ trong lực lượng Quốc xã, nhưng không phải vậy. Các chương trình tuyển quân của Đức đã được bắt đầu ở các quốc gia bị chiếm đóng, và nhằm mục đích đưa dân thường và các cựu binh vào lực lượng Quốc xã, bao gồm cả lực lượng SS. Tiểu đoàn bộ binh 373 của Wehrmach là một tiểu đoàn của Đức gồm các binh sĩ người Bỉ. Frikorps Danmark được thành lập ở Đan Mạch để tuyển dụng lính Đan Mạch. Các lực lượng tương tự cũng được xây dựng ở Estonia, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ba Lan, Na Uy, và ngay cả một lực lượng Anh (British Free Corps) gồm 27 binh sĩ (từ nhiều nơi thuộc Vương quốc Anh bao gồm New Zealand, Canada, và Úc).

7. Những quả bóng lửa của Nhật Bản

Từ mùa thu năm 1944 đến đầu năm 1945, người Nhật đã bắt đầu thả hơn 9000 quả bóng lửa đảo Honshu. Những quả bóng này được làm bằng giấy Nhật Bản (washi), chứa đầy hydrogen và chất nổ. Mục đích của những quả bóng này là sẽ bay theo luống gió Jet Stream tới Bắc Mỹ nơi chúng sẽ phát nổ. Kế hoạch tỏ không hiệu quả và chỉ có khoảng 1000 quả bóng đến được thành Bắc Mỹ. Tuy nhiên, đã có 6 người Mỹ bị chết trong năm 1945 trong một vụ nổ duy nhất.

8. Trại Stalag Luft III

Đây có thể là mục được biết đến nhiều nhất trong danh sách này. Stalag Luft III là một trại tù binh Phát xít, chủ yếu giam giữ các phi công đồng minh bị bắn hạ và bị bắt. Tuy nhiên, các phi công này rất tài giỏi và hơn 600 người đã giúp tổ chức một ủy ban đào tẩu, bắt đầu bí mật đào hầm và lập kế hoạch. Ngày 24 Tháng 3 năm 1944, kế hoạch được thực hiện, nhưng ngay từ đầu mọi thứ đã phạm sai lầm. Chỉ có 77 người đến được các đường hầm vượt ngục, và đã sớm bị phát hiện. Trong số 77 người này, chỉ có 3 người trốn thoát. 50 tù binh bỏ trốn đã bị xswr tử theo lệnh của Hitler. Vụ vượt ngục này đã được dựng thành bộ phim năm 1963, "The Great Escape".

9. Sự kiện Ni'ihau

Ngày 7 tháng 12 năm 1941, người Nhật ném bom Trân Châu Cảng. Nhiều phi công Nhật Bản có thể trở lại tàu sân bay, nhưng một số đã bị bắn hạ, hoặc rơi xuống đảo Oahu. Các phi công Nhật được báo rằng nếu phải hạ cánh, thì nên làm như vậy trên đảo Ni'ihau, mà họ nghĩ là không có người ở. Shigenori Nishikaichi là một phi công lái chiếc máy bay bị hỏng. Ông buộc phải hạ cánh xuống Ni'ihau, và sau đó phát hiện ra là có người ở. Ông được đối xử như một vị khách, nhưng sau khi biết tin về vụ tấn công Trân Châu Cảng. 3 người Nhật trên đảo đã cố gắng giúp Nishikaichi trốn thoát, nhưng cuối cùng họ đã bị chặn lại, và Nishikaichi và một trong những người Nhật cố giúp ông đã bị giết chết. Vụ việc nổi tiếng với tên gọi sự kiện Ni'ihau

10. Trận đấu Tử thần

Trận đấu Tử thần là trận đấu bóng đá giữa đội tù binh Liên Xô, "FC Start", và đội lính phát xít, "Flakelf". Trận đấu diễn ra ngày 9 tháng 8 năm 1942, và được điều khiển bởi trọng tài là một lính SS. Trọng tài rất thiên vị, và cho phép phạm lỗi với phía Liên Xô, và thậm chí cho phép một cầu thủ Đức đá vào đầu thủ môn Liên Xô. Cuối cùng, đội Liên Xô đã giành chiến thắng 5-3. Chiến thắng này đã để lại hậu quả rất lớn cho những người chiến thắng. "Một số cầu thủ FC Start đã bị bắt và bị Gestapo tra tấn, bị cáo buộc là thành viên NKVD (còn gọi là Dynamo, một câu lạc bộ bóng đá của công an Xô Viết). Một trong những người bị bắt, Mykola Korotkykh, đã chết vì bị tra tấn. Số còn lại bị đưa đến trại lao động Syrets, nơi Ivan Kuzmenko, Oleksey Klimenko và thủ môn Mykola Trusevich sau đó bị giết vào tháng 2 năm 1943".


Cẩm Tú
Ý kiến của bạn