Hà Nội

10 lời khuyên giúp người cao tuổi sống khỏe trong mùa dịch

11-09-2021 06:31 | Bệnh người cao tuổi

SKĐS - Đại dịch COVID-19 có nhiều tác động bất lợi tới người cao tuổi. Tuy vậy, có thể bắt đầu từ việc xây dựng những thói quen lành mạnh giúp người cao tuổi sống tốt hơn và lâu hơn, ngay cả trong những ngày dịch bệnh hoành hành như hiện nay.

Những thực phẩm người cao tuổi cần tránh để khoẻ mạnh trong mùa thuNhững thực phẩm người cao tuổi cần tránh để khoẻ mạnh trong mùa thu

SKĐS - Người cao tuổi cần có chế độ ăn uống hợp lý để nâng cao sức khoẻ, nhất là trong những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, 8/10 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ do COVID-19 là người lớn tuổi từ 65 trở lên. Trong đó, 31-59% phải nhập viện, 4-11% cần được chăm sóc đặc biệt.

Có thể bắt đầu từ những hành động nhỏ ngay hôm nay để xây dựng thói quen lành mạnh giúp người cao tuổi sống khỏe ngay trong mùa dịch.

1 - Tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay khi đến lượt

Vaccine là vũ khí chiến lược cho người cao tuổi. Tiêm đủ liều sẽ bảo vệ hiệu quả chống lại lây nhiễm, nếu mắc bệnh sẽ giảm nguy cơ chuyển nặng hơn. Vì vậy, bất cứ loại vaccine nào được phê duyệt và đưa vào tiêm phòng hiện nay đều có giá trị. Hãy tiêm ngay khi đến lượt.

10 lời khuyên giúp người cao tuổi sống khỏe trong mùa dịch - Ảnh 2.

Người cao tuổi nên tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay khi có thể

2 - Dùng nhiều rau quả xanh và uống đủ nước

Ngoài việc dùng các thức ăn lành mạnh, mỗi ngày người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây và rau xanh. Mỗi ngày, người cao tuổi cần uống đủ 6-8 ly nước, chia đều trong ngày, không đợi khát mới uống.

3 - Tập thể dục vừa sức 15 phút hàng ngày

Nghiên cứu của Đại học Alabama ở Birmingham, Hoa Kỳ đã kết luận rằng tập thể dục chỉ vài ngày một tuần là đủ để tăng cường sức chịu đựng và sức mạnh trong một nhóm phụ nữ trên 60 tuổi. Người cao tuổi chỉ hoàn thành 15 phút tập thể dục hàng ngày, thực hiện các động tác vừa sức sẽ góp phần vào việc rèn luyện tim mạch và tạo được sức chịu đựng cho cơ thể.

4 - Phơi nắng 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng

Chỉ cần bộc lộ da và tiếp xúc với ánh nắng ban mai 15 phút là đủ lượng vitamin D cần thiết cho người cao tuổi hàng ngày. Vitamin D giúp tăng đề kháng cho phổi và hô hấp, chống lại sự xâm nhập vi rút.

10 lời khuyên giúp người cao tuổi sống khỏe trong mùa dịch - Ảnh 3.

Phơi nắng buổi sáng giúp người cao tuổi tăng cường vitamin D

5 - Người cao tuổi nên thiền trong vài phút mỗi ngày

Theo các nghiên cứu, thực hành thiền trong một thời gian ngắn đã có thể bắt đầu có những thay đổi tích cực cho não và lợi ích sức khỏe lâu dài. Thiền định có thể đem lại sự an ổn tâm lý trong một hoàn cảnh xã hội đặc biệt thời COVID.

6 - Đo trọng lượng và vòng bụng

Nghiên cứu cho thấy, thừa cân béo phì làm rút ngắn tuổi thọ và làm gia tăng các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ và bệnh gan nhiễm mỡ. Đặc biệt thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ cao đối với COVID-19. 

Là người Việt Nam, nên giữ chỉ số BMI dưới 23 và trên 18,5. Nếu chỉ số BMI trên 23 là thừa cân và trên 25 là béo phì. Kiểm soát vòng eo trong giới hạn cho phép: Đàn ông <90 cm và phụ nữ <80 cm theo chuẩn người châu Á.

7 - Không sống khép kín, hãy giữ kết nối với mọi người

Duy trì kết nối với bạn bè và gia đình là một yếu tố giúp kéo dài tuổi thọ. Trên thực tế, nguy cơ bị cô lập được so sánh với nguy cơ béo phì và hút thuốc. Trong những ngày giãn cách xã hội, thường xuyên trao đổi với người thân quen qua trực tuyến sẽ giúp người cao tuổi kiểm soát tốt căng thẳng, yếu tố đe dọa sức khỏe. Cho dù đó là một người bạn cũ hay một người quen mới, hãy cố gắng mở rộng vòng kết nối xã hội của bạn.

10 lời khuyên giúp người cao tuổi sống khỏe trong mùa dịch - Ảnh 5.

Người cao tuổi sống vui vẻ, lạc quan sẽ có thể kéo dài tuổi thọ lâu hơn

8 - Đừng giữ hờn giận trong lòng, hãy buông bỏ

Đừng giữ oán hận và hờn trách trong lòng có thể giúp người cao tuổi có một tâm trạng tốt hơn và dung nạp nhiều năng lượng tích cực hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tử vong của những người mang tâm trạng thù hận cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với người bình thường.

9 - Luôn duy trì lạc quan

Cuộc sống thử thách chúng ta bằng nhiều cách: Những người thân yêu chết do dịch COVID-19, thất nghiệp và bệnh tật ập đến. Nhưng suy nghĩ tích cực có thể là một đồng minh mạnh mẽ. Khi bạn chọn lạc quan và biết ơn, tâm trí và cơ thể bạn phản ứng theo xu hướng tích cực. Những người lạc quan có triển vọng sống lâu hơn và ít bị đau tim và ít trầm cảm hơn so với những người tiêu cực. Cảm xúc tích cực thậm chí có thể làm giảm số lượng vi rút ở những người bị nhiễm HIV, theo một nghiên cứu. 

Bạn có thể học cách lạc quan, và chỉ mất một ít thời gian để thực hành. Những điều bạn có thể làm bao gồm: 

- Nở nụ cười giúp giảm căng thẳng; 

- Luôn nghĩ những điều tốt đẹp thay vì cái xấu; 

- Làm những việc tốt cho người khác; 

- Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi.

10 - Ngủ đủ giấc

Những người già cần ngủ ít nhất là 7-8 tiếng một đêm. Tránh ngủ nhiều vào ban ngày, sẽ giúp cho bạn ngủ ngon vào buổi tối. Nên ngủ thường xuyên theo 1 giờ giấc cố định sẽ giúp đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ / thức của bạn.

Mời xem video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội

TS.BS. Lê Thanh Hải
Ý kiến của bạn