1. Hãy đọc cho trẻ nghe nhiều câu chuyện
Nhiều trẻ khi được nghe những mẫu chuyện, những bài văn hay…đôi lúc trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Mỗi câu chuyện mà trẻ lĩnh hội được sẽ giúp trẻ hiểu thêm về những khái niệm mới và mở rộng những lĩnh vực mà trẻ yêu thích và quan tâm.
2. Dạy cho trẻ những câu thơ, những bài hát
Khi trẻ lớn dần lên, trẻ bắt đầu làm quen với các vần thơ, những đoạn nhạc, những bài hát. Nhiều bài thơ hay, nhiều đoạn nhạc vẫn còn vang vọng trong trí óc khi trẻ đã trưởng thành! Những bài thơ, bài hát là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển trí nhớ và có tình yêu đối với văn học! Trẻ có thể ca hát khi đi dạo bộ ngoài công viên với bố mẹ với bạn bè hoặc vừa làm giúp việc vặt trong gia đình vừa ca hát, thêm vào đó trẻ có vài điệu bộ như đang nhảy múa, khiêu vũ.
3. Tạo niềm hứng thú, ham thích đọc sách nơi trẻ
Việc để trẻ có niềm ham thích không phải dễ dàng chút nào mà cần thời gian và kiên nhẫn của bố mẹ. Phải biết cách khơi dậy niềm ham thích nơi trẻ. Bố mẹ vừa đọc cuốn sách tạp chí hay, bạn hãy kể cho trẻ nghe, khi trẻ nhìn thấy vẻ đam mê, nhiệt tình của bố mẹ thì trẻ cũng sẽ bị cuốn hút theo.
4. Tăng thêm vốn từ cho trẻ
Tùy theo khả năng của trẻ, trẻ có thể cầm sách đọc câu chuyện hay trẻ và bạn thay phiên nhau đọc. Sau đó bạn yêu cầu trẻ chọn ra những đoạn thấy thích nhất hoặc những từ lạ, từ mới đối với trẻ. Khi trẻ nghe những lời giả thích, cũng có thể hỏi bố mẹ và khi những thắc mắc không còn nữa thì những từ, những khái niệm mới sẽ lưu lại ở trẻ lâu hơn.
5. Hãy tận dụng những trò chơi để phát huy kỹ năng đọc, viết của trẻ
Khi trẻ đi công viên, đi tham quan hay đi du lịch… sau những dịp đó khuyến khích động viên trẻ nên có những đoạn văn ngắn về những cảm nghĩ, những bài học… rút ra từ những cuộc dã ngoại đó.
6. Thỉnh thoảng tập trẻ lập lại một số từ khi trẻ đọc một câu chuyện
Ví dụ lập lại những từ như cái nhà, mẹ, bố, con mèo…giúp trẻ nhận biết những từ đó khi đọc sách khác và rồi trẻ hãnh diện khoe với bạn rằng: con đã đọc sách được rồi!
7. Khuyến khích, động viên trẻ viết mỗi ngày
Sau mỗi cuộc tham quan, du lịch trẻ nên ghi lại những cảm xúc, những điều học hỏi được. Ngoài ra nên động viên trẻ viết nhật ký mỗi ngày. Khuyến khích trẻ viết thư cho người thân trong gia đình hay bạn bè cùng lứa tuổi, trẻ rất thích nhận thư và sẽ vui biết chừng nào khi thấy tên hiện lên trên phong bì hay trên trang thư điện tử!!
8. Tạo tủ sách nhỏ và một không gian “lý tưởng”
Không gian dành để đọc sách đóng vai trò hết sức quan trọng, không gian ấy phải gần kề với tủ sách, có ghế tựa thoải mái, với màu sắc thật vui nhộn và bắt mắt. Chính không gian đầy cuốn hút và tiện nghi đã khơi dậy, giúp trẻ nuôi dưỡng lòng đam mê đối với sách.
9. Phải nêu gương cho trẻ
Nếu hàng ngày bố mẹ dành thời gian rãnh rỗi để đọc sách thì trẻ cũng bắt chước bố mẹ và như thế tạo cơ hội để trẻ đam mê đọc sách.Khuyến khích trẻ bằng cách đưa ra mục tiêu, nếu trẻ đạt được nên có những lời khen hay những phần thưởng nho nhỏ dành cho trẻ!
10. Hãy tạo thói quen đọc sách mỗi ngày ở trẻ
Nên tạo thói quen cho trẻ, dần dần trẻ sẽ thích thú. Với những trẻ nhỏ nên mua những loại sách đặc biệt (thường có nhiều tranh ảnh). Đối với trẻ, bố mẹ chính là những người thầy vĩ đại nhất, do đó những thói quen hàng ngày của bố mẹ thường được các trẻ “bắt chước” theo. Việc này không chỉ giúp trẻ có được trí thông minh, sự tưởng tượng và có vốn từ phong phú mà còn nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ sau này.