10 bộ phim kinh điển về nghề báo

20-06-2013 08:59 | Văn hóa – Giải trí
google news

Kịch tính, hấp dẫn và đầy tính nhân văn là những gì người xem tìm thấy trong những bộ phim về nghề báo. Dưới đây là 10 bộ phim được đánh giá là hay nhất về nghề báo.

Kịch tính, hấp dẫn và đầy tính nhân văn là những gì người xem tìm thấy trong những bộ phim về nghề báo. Dưới đây là 10 bộ phim được đánh giá là hay nhất về nghề báo.
 
Người của Tổng thống (All the president’s men)
 
10 bộ phim kinh điển về nghề báo 1
Hai diễn viên Robert Redford (bên phải) và Dustin Hoffman (bên trái) vào vai hai phóng viên của tờ Washington Post trong bộ phim Người của Tổng Thống.
 

Được sản xuất năm 1976, ngay từ khi đang còn trong giai đoạn dàn dựng, Người của Tổng thống đã thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của công chúng và báo chí Mỹ. Bởi kịch bản bộ phim dựa trên câu chuyện làm báo có thật, đầy hấp dẫn và nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử truyền thông Mỹ- vụ điều tra Watergate làm sụp đổ cả chính quyền Richard Nixon của tờ The Washington Post.

Công dân Kane (Citizen Kane)
 
10 bộ phim kinh điển về nghề báo 2
Nhân vật Charles Foster Kane (do đạo diễn Orson Welles thủ vai)

Trong bộ phim Công dân Kane (sản xuất năm 1941), đạo diễn Orson Welles đã vào vai Charles Foster Kane (dựa trên câu chuyện có thật về cuộc đời của ông trùm trong lĩnh vực truyền thông và là nhà xuất bản hầu hết của các tờ báo trên toàn nước Mỹ William Randolph Hearst). Phim được các nhà phê bình điện ảnh đánh giá là phim xuất sắc nhất mọi thời đại bởi thành tựu đột phá trong kỹ thuật quay, âm thanh có tính chuẩn mực cao, cách xây dựng cốt truyện và được đề cử tới 9 giải Oscar năm 1942.

Vị ngọt của thành công (The sweet smell of success)
 
10 bộ phim kinh điển về nghề báo 3
Một cảnh trong phim Vị ngọt của thành công.
 

"Tính chân thật - nó có nghĩa là gì?", câu nói được thốt ra bởi nhà báo nổi tiếng J.J Hunsecker (Burt Lancaster thủ vai) với phóng viên toà báo Manhattan Sidney Falco (Tony Curtis đóng) trong bộ phim Vị ngọt của thành công của Alexander Mackendrick. Bộ phim được đánh giá cao về tính chân thực. Để có được tính chân thực trong thông tin, người làm báo phải chân thực với chính mình.

Trên trang nhất (The Front page)
 
10 bộ phim kinh điển về nghề báo 4
Cảnh trong phim Trên trang nhất.
 

Phóng viên tờ Chicago Examiner Hildebrand "Hildy" Johnson (do Jack Lemmon thủ vai) dính líu tới biên tập viên đầy gian dối Walter Burns (do Walter Matthau đóng) trong phim Trên trang nhất do Billy Wilder đạo diễn. Phimđề cập đến vấn đề nghiện rượu của các nhà báo. Trong phim, khi cảnh sát trưởng bước vào phòng họp báo và thấy các phóng viên đang uống rượu, ông nói: "Tôi đang có ý định bắt giữ tất cả các vị", nhân vật của Lemmom đã trả lời: "Thống đốc bang sẽ không thích chuyện đó, vì tôi mua tất cả những thứ đồ uống này từ anh trai ông ấy."

Phim Người đàn ông kẹt dưới hầm (Ace in the hole)
 
10 bộ phim kinh điển về nghề báo 5
Cảnh trong phim Người đàn ông kẹt dưới hầm.
 

Kirk Douglas đã vào vai một phóng viên nhếch nhác nhưng tham vọng Chuck Tatum trong bộ phim Người đàn ông kẹt dưới hầm sản xuất năm 1951. Bộ phim là tiếng nói không khoan nhượng về bản chất tồi tệ nhất của con người thông qua tâm lý nhân vật phóng viên trong quá trình khai thác thông tin vềmột người đàn ông mắc kẹt trong vụ sập hầm. Thông điệp của bộ phim, “ Tin xấu luôn được giá hơn tin tốt. Nhưng, như thế cũng có nghĩa là chẳng có gì để viết. Và viết cũng chẳng để làm gì”.

Tòa báo (The Paper)
 
10 bộ phim kinh điển về nghề báo 6
Poster phim Tòa báo.
 

Tòa báo là một bộ phim hài Mỹ sản xuất năm 1994 của đạo diễn Ron Howard và diễn viên Michael Keaton, Glenn Close, Marisa Tomei, Randy Quaid và Robert Duvall miêu tả cuộc sống 1 ngày 24 giờ của một biên tập viên tờ báo. Bộ phim được đánh giá cao bởi những câu thoại hài hước và nhiều ý nghĩa sâu xa.

Cô gái ngày thứ 6 (His Girl Friday)
 
10 bộ phim kinh điển về nghề báo 7
Ba nhân vật chính trong phim Cô gái ngày thứ 6.
 

Bộ phim Cô gái ngày thứ 6 là một bộ phim hài xuất sắc sản xuất năm 1940 của đạo diễn Howard Hawks. Bộ phim đã đề cập đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp và chỉ ra rằng sự thật bao giờ cũng là sự thật, nghề báo đích thực không bao giờ có chỗ cho những cây bút mang nhân cách lệch lạc. Phim có sự tham gia của mỹ nhân màn bạc Rosalind Russell (vai nữ phóng viên Hildy Johnson) và Cary Grant (vai Walter Burns – chồng và ông chủ cũ của Hildy)

Một năm sóng gió (The Year Of Living Dangerously)
 
10 bộ phim kinh điển về nghề báo 8
Một cảnh trong phim Một năm sóng gió.
 

Mel Gibson vào vai chính trong bộ phim Một năm sóng gió sản xuất năm 1982, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Christopher Koch. Bộ phim nói về một nhóm phóng viên nước ngoài tại Indonesia trong cuộc lật đổ Tổng thống Sukarno. Nhân vật của Gibson là một nhà báo Australia yêu một nhân viên Đại sứ quán Anh (do Sigourney Weaver thủ vai). Bộ phim này bị cấm ở Indonesia, tuy nhiên có vẻ nó đã được cho phép chiếu ở đó từ năm 1999.

Cánh đồng chết (The Killing Fields)
 
10 bộ phim kinh điển về nghề báo 9
Một cảnh trong phim Cánh đồng chết.
 

Bộ phim sản xuất năm 1984 của Roland Joffé, kể về những trải nghiệm không thể nào quên của hai phóng viên Sydney Schanberg và Al Rockoff của tờ New York Times đến thủ đô Phnom Penh để đưa tin về cuộc nội chiến giữa quân đội Campuchia và nhóm quân li khai Khmer Đỏ đang diễn ra ác liệt. Phim đã giành được 8 giải BAFTA (giải của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh Quốc) và 3 giải Oscar.

Chuyện trong đêm (It Happened One Night)
 
10 bộ phim kinh điển về nghề báo 10
Hai nhân vật chính trong phim Chuyện trong đêm.
 

Chuyện trong đêm là một bộ phim hài Mỹ sản xuất năm 1934 của đạo diễn Frank Capra. Phim giành tới 5 giải Oscar cho phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, nam nữ chính xuất sắc nhất và kịch bản hay nhất. Trong phim, anh chàng phóng viên Peter Warner (do Clark Gable thủ vai) đã rơi với lưới tình với cô gái giàu có Ellen "Ellie" Andrews ( do Claudett Cobert đóng) dù mục đích ban đầu của anh chỉ là để phỏng vấn cô gái. Cuối cùng chàng phóng viên cũng nhận ra rằng bài phỏng vấn độc quyền rồi cũng trở nên vô nghĩa trước tình yêu mà Ellie dành cho mình…

Theo Dân trí/ Telegraph

Ý kiến của bạn
Tags: