1. Một số công thức nước uống từ lá đu đủ
1.1 Trị hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Thành phần:
- Lá đu đủ tươi: 3 lá.
- Nước 1.500 ml.
- Đường cát 20- 30 gam
- Cách làm: Lá đu đủ rửa sạch, cắt ngắn 5 cm, cho nước vào đun sôi đến khi lá đu đủ chuyển màu từ xanh sang nhạt dần, lượng nước còn 750 ml, đổ ra ấm, để nguội, chia uống ngày 3-4 lần, khi uống pha thêm đường.
1.2 Chữa sốt nóng ở người lớn
- Thành phần:
- Lá đu đủ tươi: 4 lá.
- Gừng tươi 20 gam.
- Nước 1000 ml.
- Mật ong 30 ml
- Cách làm: Lá đu đủ rửa sạch, cắt ngắn 5 cm; gừng cạo vỏ thái lát, cho nước vào đun sôi đến khi lá đu đủ chuyển màu từ xanh sang nhạt dần, lượng nước còn 500 ml, đổ ra ấm, để nguội, chia uống ngày 3-4 lần, khi uống pha thêm mật cho dễ uống.
Lá đu đủ phối hợp với một số thuốc nam khác là bài thuốc quý phòng và trị bệnh.
1.3 Hỗ trợ người bệnh tiểu đường
- Thành phần:
- Lá đu đủ tươi 3 – 4 lá.
- Sâm đại hành tươi 10 gam,
- Nước 2000 ml.
- Cách làm: Lá đu đủ rửa sạch, cắt ngắn 5 cm; sâm đại hành thát lát, cho nước vào đun sôi cho đến khi lá đu đủ chuyển màu từ xanh sang nhạt dần, lượng nước còn 1000 ml, đổ ra ấm, để nguội, chia uống ngày 3-4 lần.
Lưu ý sử dụng bài thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa không tự ý sử dụng. Với bệnh nhân đái tháo đường cần tuân thủ uống thuốc và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
1.4 Chữa đau bụng kinh nguyệt
- Thành phần:
- Lá đu đủ tươi 3 – 4 lá
- Ngải cứu tươi 20 gam
- Nước 1000 ml
- Mật ong 20 ml
- Cách làm: Lá đu đủ rửa sạch, cắt ngắn 5 cm; lá ngải cứu cắt ngắn 3 cm, cho nước vào đun sôi đến khi lá đu đủ chuyển màu từ xanh sang nhạt dần, lượng nước còn 600 ml, đổ ra ấm, để nguội, chia uống ngày 3-4 lần, pha thêm mật trước khi uống.
1.5 Lá đu đủ chữa táo bón
- Thành phần:
- Lá đu đủ tươi 4 lá.
- Đường cát 20 gam
- Nước 1000 ml
- Cách làm: Lá đu đủ rửa sạch, cắt ngắn 5 cm, cho nước vào đun sôi đến khi lá đu đủ chuyển màu từ xanh sang nhạt dần, lượng nước còn 600 ml, đổ ra ấm, để nguội, chia uống ngày 3-4 lần, pha mật trước khi uống.
1.6 Chữa sốt phát ban có đau cơ
- Thành phần:
- Lá đu đủ tươi 3 lá
- Lá bỏng 30 gam
- Nước 1500 ml
- Đường cát 20 gam
- Cách làm: Lá đu đủ rửa sạch, cắt ngắn 5 cm, lá bỏng cắt 3 cm, cho nước vào đun sôi cho đến khi lá đu đủ chuyển màu từ xanh sang nhạt dần, lượng nước còn 600 ml, đổ ra ấm, để nguội, chia uống ngày 3-4 lần, pha đường trước khi uống.
1.7 Chữa sốt xuất huyết
- Thành phần:
- Lá đu đủ tươi 3 lá.
- Lá tre 30 gam.
- Lá mơ 20 gam.
- Nước 2000 ml.
- Đường cát 20 gam.
- Cách làm: Lá đu đủ rửa sạch, cắt ngắn 5 cm, lá tre rửa sạch, lá mơ rửa sạch cắt 4 cm, cho nước vào đun sôi đến khi lá đu đủ chuyển màu từ xanh sang nhạt dần, lượng nước còn 1000 ml, đổ ra ấm, để nguội, chia uống ngày 3-4 lần, pha đường trước khi uống.
Lưu ý sử dụng bài thuốc theo hướng dẫn của người có chuyên môn.
1.8 Chữa dị ứng, mẩn ngứa
- Thành phần
- Lá đu đủ tươi 3 lá.
- Lá khế 30 gam.
- Cỏ màn chầu 50 gam.
- Nước 1500 ml.
- Đường cát 20 gam.
- Cách làm: Lá đu đủ rửa sạch, cắt ngắn 5 cm; lá khế rửa sạch, cỏ màn chầu rửa sạch cắt 5 cm, cho nước vào đun sôi đến khi lá đu đủ chuyển màu từ xanh sang nhạt dần, lượng nước còn 600 ml, đổ ra ấm, để nguội, chia uống ngày 3-4 lần, pha đường trước khi uống.
1.9 Hỗ trợ chữa bệnh ung thư phổi
- Thành phần:
- Lá đu đủ tươi 4 lá.
- Xạ đen tươi 50 gam.
- Sả 5 củ (khoảng 30 gam).
- Chanh 1 quả to vừa.
- Nước 1500 ml.
- Mật ong 25 ml.
- Cách làm: Lá đu đủ rửa sạch, cắt ngắn 5 cm; xạ đen rửa sạch cắt 4 cm; sả rửa sạch đập dập. Tất cả cho vào nước đun sôi, đến khi lá đu đủ chuyển màu từ xanh sang nhạt dần, lượng nước còn 750 ml, đổ ra ấm, để nguội. Khi uống vắt chanh, cho mật ong vào, chia uống ngày 3-4 lần.
1.10 Hỗ trợ chữa bệnh ung bướu
- Thành phần:
- Lá đu đủ tươi 4 lá.
- Xạ đen tươi 50 gam.
- Rẻ quạt tươi 20 gam.
- Sả 5 củ (khoảng 30 gam).
- Sâm đại hành 20 gam.
- Chanh 1 quả to vừa.
- Nước 2000 ml.
- Mật ong 25 ml.
- Cách làm: Lá đu đủ rửa sạch, cắt ngắn 5 cm; xạ đen rửa sạch cắt 4 cm; sả rửa sạch đập dập, rẻ quạt thái mỏng… Cho tất cả cho nước, đun sôi cho đến khi lá đu đủ chuyển màu từ xanh sang nhạt dần, lượng nước còn 600 ml, đổ ra ấm, để nguội, khi uống vắt chanh, cho mật ong vào, chia uống ngày 3-4 lần.
2. Một số tác dụng phụ của lá đu đủ
Theo TS.BSCKII Trần Ngọc Quế, lá đu đủ có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng cũng có những nhược điểm nhất định mà khi sử dụng cần lưu ý, để tránh tác dụng phụ. Cụ thể, lá đu đủ có thể gây ra:
- Phản ứng dị ứng như nổi mẩn da, dị ứng, mày đay.
- Đau dạ dày cấp, đi lỏng.
- Chóng mặt và buồn nôn.
- Có thể gây ra các biến chứng nếu sử dụng khi mang thai, có thể sẩy thai, ảnh hưởng xấu đến phụ nữ đang có kế hoạch mang thai.
- Tương tác với thuốc trị tiểu đường và hạ đường huyết.
- Tương tác với chất chống đông máu, dễ chảy máu niêm mạc hoặc bầm tím trên da.
- Có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp khi sử dụng với hàm lượng cao.
Vì thế việc sử dụng bài thuốc cần có sự tư vấn hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không sử dụng theo lời đồn và sự mách bảo.