Đừng để bệnh nhỏ hóa to
Rôm sảy, mụn nhọt là những chứng bệnh ngoài da chiếm tỷ lệ cao nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là những bệnh hầu như mọi trẻ đều có thể gặp ít nhất một vài lần trong những năm tháng đầu đời.
Ảnh minh họa
Ở trẻ em, rôm sẩy thường mọc thành từng đám và tập trung ở những vùng tiết nhiều mồ hôi, cụ thể như: sau đầu, cổ, vai, trán, ngực và lưng. Trong khi đó, mụn nhọt có thể xuất hiện bất kì đâu trên cơ thể trẻ nhưng vị trí “đóng quân” chủ yếu là vùng da có nhiều lông tóc, mồ hôi hoặc các điểm thường xuyên bị ma sát, đặc trưng là cổ, mặt, đùi, nách và mông.
Theo bác sỹ cao cấp Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi TW, vẫn có một số trường hợp trẻ tự khỏi rôm sảy, mụn nhọt nhưng rất hy hữu. Do đó, các mẹ tuyệt đối không chủ quan, thờ ơ khi con mắc những bệnh này. Thay vào đó, cần theo dõi sát sao, chăm sóc da cho trẻ đúng cách và lựa chọn đúng phương pháp điều trị.
Bác sỹ Lộc cho biết đã chứng kiến rất nhiều sự việc đau lòng xuất phát từ những sơ xuất, chủ quan của cha mẹ. Có trường hợp trẻ bị rôm sảy được mẹ đắp, tắm bằng các loại lá nên bị nhiễm trùng da, có trẻ bị mụn nhọt biến thành mụn mủ, lở loét do không được chữa trị…
Ảnh minh họa
Từ những thực tế trên, bác sỹ Lộc kết luận, ngoài việc khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, rôm sảy, mụn nhọt còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm da, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi… nếu không được chữa trị kịp thời.
Tuyệt chiêu chăm sóc khi trẻ bị rôm sảy, mụn nhọt và các bệnh ngoài da
Có thể thấy, việc chăm sóc da khi trẻ bị rôm sảy, mụn nhọt cũng như các bệnh về da khác có vai trò rất quan trọng. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp đẩy lùi nhanh bệnh, ngược lại sẽ khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu, khó chữa hơn. Bởi vậy, khi phát hiện con mắc rôm sảy, mụn nhọt các mẹ cần bình tĩnh và thận trọng, sau nữa, đừng quên ghi nhớ tất cả những lưu ý sau:
Nguyên tắc 6 KHÔNG khi con mắc bệnh rôm sảy, mụn nhọt:
- Không cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, ẩm ướt.
- Không chà xát, gãi, nặn vùng da bị rôm sảy, mụn nhọt khiến da lở loét, sưng đỏ và viêm nhiễm.
- Không tiếp tục tắm cho trẻ sản phẩm chứa chất bảo quản, chất tạo bọt, chất tẩy rửa và hóa chất kích ứng, những thành phần này sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Không bôi phấn rôm lên vùng da mọc rôm sảy, mụn nhọt sẽ làm bít các lỗ chân lông da của trẻ.
- Không tắm, đắp cho trẻ các loại lá không rõ nguồn gốc: Những thảo dược này có thể chứa tạp chất, bụi bẩn, sâu bọ, vi khuẩn gây kích ứng da.
- Không tự ý bôi kem hoặc cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sỹ.
Ảnh minh họa
Nguyên tắc 6 NÊN khi con mắc bệnh rôm sảy, mụn nhọt:
- Cho trẻ ở nơi sạch sẽ, thoáng mát.
- Mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ.
- Cắt móng tay, móng chân cho trẻ thường xuyên.
- Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần trẻ ăn, uống hoặc đi tiểu tiện, đại tiện.
- Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Sử dụng bột tắm từ thảo dược, nổi bật trong số này là bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng. Được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên Tinh chất Hoàng liên, Berberin, Chlorophyll, tinh dầu Mùi… cùng khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, giảm ngứa, làm sạch da hữu hiệu, sản phẩm là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp trẻ thoát khỏi rôm sảy, mụn nhọt cũng như hăm da, mẩn ngứa nhanh chóng. Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng còn đặc biệt an toàn, thân thiện với trẻ nhỏ do có “4 không”: không chất bảo quản, chất tạo bọt, chất tẩy rửa và hóa chất kích ứng. Bàn về công dụng của Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng, chuyên gia cho rằng: Đây là sản phẩm có tác dụng se da rất nhanh, đặc biệt là giúp ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, siêu vi trùng, nấm. Do đó, những bà mẹ chưa dùng thì nên dùng bột tắm này tắm cho trẻ, đặc biệt là với những trẻ bị bệnh ngoài da.
Cùng chia sẻ và xem thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc khi trẻ mắc bệnh ngoài da tại: Website: http://bottamnhanhung.vn/ Fanpages: https://www.fb.com/bottamnhanhung.vn/ Hotline tư vấn miễn phí: 1800 6960 XNQC: 027/17/XNQCMP-YTHN |