Việc phát hiện bị cận thị thường ở giai đoạn muộn và khi phát hiện học sinh thường được cắt kính theo độ cận thị của mình nhưng sau một thời gian nhất định, khi kiểm tra lại, đa số học sinh đều phải nâng số kính. Việc chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hợp lý để hạn chế những tác hại của bệnh là vấn đề hết sức cần thiết.
Trong thời gian qua, điều trị cận thị chủ yếu là phương pháp dùng thuốc, cắt kính, mổ điều trị cận và các phương pháp phòng ngừa như luyện tập tư thế ngồi học, xem tivi, xử lý ánh sáng tại bàn học... Phương pháp xoa bóp bấm huyệt của y học cổ truyền có tác dụng thông kinh hoạt lạc, tăng cường dinh dưỡng vùng hốc mắt, giúp cải thiện dinh dưỡng cho thần kinh thị giác và võng mạc, làm thư giãn cho cơ điều tiết của mắt khi bị mệt mỏi, làm tăng khả năng điều tiết của mắt, có giá trị hỗ trợ trong việc ngăn ngừa và trị liệu căn bệnh này. Với quy trình kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt này có thể thực hiện ở bất cứ tuyến y tế cơ sở nào, có thể hướng dẫn trong cộng đồng. Hàng ngày, bố mẹ hoặc người thân của các cháu chỉ cần dành 20 phút là có thể chăm sóc cho các cháu một cách tốt nhất để hỗ trợ điều trị cận thị cho các cháu. Kỹ thuật này được thực hiện cho những học sinh THCS, người đã được chẩn đoán cận thị và có nguy cơ cận thị. Sau đây là một số thao tác bạn đọc tham khảo áp dụng.
Huyệt dương bạch.
Huyệt quyền liêu.
Huyệt thái dương.
Huyệt thừa khấp.
Huyệt ty trúc không.
Huyệt tình minh.
Huyệt toản trúc.
Huyệt tứ bạch.
Chuẩn bị: Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, kỹ thuật viên ngồi ghế trước đầu bệnh nhân.
Xoa vòng quanh hốc mắt lớn: Dùng hai ngón tay trỏ và giữa để cạnh nhau bắt đầu xoa từ đầu cung lông mày di chuyển về cuối cung lông mày, vòng xuống gò má, di chuyển về gốc mũi, trở lại đầu cung lông mày. Làm như vậy 10 vòng rồi quay ngược lại 10 vòng.
Xoa vòng quanh hốc mắt nhỏ (trong hốc mắt): Dùng ngón trỏ và ngón giữa để cạnh nhau và bắt đầu xoa nhẹ từ dưới đầu cung lông mày, di chuyển dưới cung lông mày về đến đuôi mắt vòng qua dưới bờ mi dưới trở về gốc mũi, vòng lên gặp dưới đầu cung lông mày. Làm như vậy 10 vòng rồi làm ngược lại 10 vòng.
Động tác miết: Dùng 2 ngón tay cái đặt từ đầu trong cung lông mày miết theo bờ dưới cung lông mày ra đuôi mắt. Làm 10 lần.
Tiếp tục đặt 2 ngón cái bắt đầu từ khóe mắt, miết theo bờ dưới mi mắt ra đuôi mắt. Làm 10 lần.
Day nhãn cầu: Bệnh nhân nhắm mắt, kỹ thuật viên đặt ngón tay trỏ lên mi mắt, day vòng tròn nhẹ nhàng 10 lần rồi day ngược trở lại 10 lần.
Bấm và day huyệt:
Ấn và day huyệt toản trúc (kinh thái dương bàng quang). Vị trí: Ở chỗ lõm đầu trong cung lông mày.
Ấn và day huyệt tình minh (kinh thái dương bàng quang). Vị trí: Cách khóe trong con mắt 2mm về phía sống mũi.
Ấn và day huyệt ngư yêu. Vị trí: Ở chính điểm giữa cung lông mày.
Ấn và day huyệt dương bạch (kinh thiếu dương đởm). Vị trí: Từ điểm giữa cung lông mày đo lên 1 thốn.
Ấn và day huyệt ty trúc không (kinh thiếu dương tam tiêu). Vị trí: Ở hõm đầu ngoài cung lông mày.
Ấn và day huyệt đồng tử liêu (kinh thiếu dương đởm). Vị trí: Ở hõm cách khóe mắt ngoài 0,5 thốn.
Ấn và day huyệt thái dương. Vị trí: Từ điểm cuối cùng cung lông mày đo ra 1 thốn, điểm lõm nhất của vùng thái dương.
Bấm và day huyệt thừa khấp. Vị trí: Từ giữa mi mắt dưới đo xuống 7/10 thốn, huyệt nằm trên rãnh dưới ổ mắt.
Ấn và day huyệt tứ bạch. Vị trí: Từ giữa mi mắt dưới đo xuống 1 thốn (cách huyệt thừa khấp 0,3 thốn).
Ấn và day huyệt quyền liêu (kinh thái dương tiểu trường). Vị trí: Thẳng dưới khóe mắt ngoài, chỗ lõm vào bờ dưới xương gò má.
Cách ấn day huyệt: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ, đặt vào huyệt, ấn 1 lực từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó chuyển kỹ thuật day 0,5 phút.
Massage vùng hốc mắt bằng cách làm lại các động tác xoa, day, miết như lúc đầu. Mỗi động tác làm 5 lần.
Lưu ý: Đơn vị đo lường để tìm huyệt là “thốn - tấc” của người bệnh: Hướng dẫn người bệnh co đầu ngón tay giữa và ngón cái thành một vòng tròn, chỗ tận cùng giữa 2 nếp đốt 2 ngón giữa là 1 thốn - tấc (tương đương bề ngang ngón cái).
Lời khuyên: Ngồi thẳng lưng khi học bài, mắt nhìn cách vở > 20cm; hàng ngày luyện nhìn tập trung tại 1 điểm cách 3 - 5m trong vòng 1 - 2 phút, ngày tập 2 -3 lần.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1/3 dân số bị các loại tật khúc xạ, trong đó cận thị chiếm đa số. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa tật khúc xạ vào danh sách những bệnh trọng tâm của chương trình thị giác 2020. Theo WHO, có khoảng 800 triệu người bị cận thị. Lứa tuổi học sinh (từ 7 - 16 tuổi) rất dễ mắc chứng cận thị, độ cận thị tiến triển ngày càng nhanh do mức độ làm việc nhìn gần bằng mắt càng nhiều. Một số thống kê cho thấy số người mắc tật khúc xạ tại Bệnh viện Mắt Hà Nội chiếm 30% trong tổng số bệnh nhân đến khám, tỷ lệ bệnh và mức độ cận thị cũng tăng lên theo cấp học của học sinh, tỷ lệ cận thị ở học sinh đầu cấp là 18%.
Huyệt tứ bạch.