Trung quốc:Nạn nhân hay thủ phạm trong câu chuyện biển Đông?

14-07-2016 15:35 | Quốc tế

SKĐS - ** Trung Quốc vừa công bố Sách trắng về giải quyết tranh chấp chủ quyền với Phlippin ở Biển Đông, theo đó tiếp tục ngang ngược tuyên bố nước này có “chủ quyền” đối với các quần đảo ở Biển Đông; đồng thời chỉ trích phán quyết của Tòa trọng tài.

** Trung Quốc vừa công bố Sách trắng về giải quyết tranh chấp chủ quyền với Phlippin ở Biển Đông, theo đó tiếp tục ngang ngược tuyên bố nước này có “chủ quyền” đối với các quần đảo ở Biển Đông; đồng thời chỉ trích phán quyết của Tòa trọng tài. Cùng thời điểm, ngày 13/07,  Tân Hoa Xã cho biết Trung Quốc đã sử dụng hai máy bay dân dụng của Hãng Hàng không Phương Nam (China Southern Airlines) và Hãng Hàng không Hải Nam (Hainan Airlines), cất cánh từ sân bay Mỹ Lan tại thành phố Hải Khẩu trên đảo Hải Nam bay ra 2 sân bay được xây dựng trái phép trên Đá Vành Khăn và Đá Subi thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sau đó quay lại Hải Khẩu vào buổi chiều cùng ngày …Điều này cho thấy Trung Quốc tiếp tục thách thức dư luận quốc tế. Trong khi thể hiện thái độ “một mình một chợ”, ngang ngược và bất chấp như vậy, thì báo chí Trung Quốc lại cho rằng “họ là nạn nhân” trong vấn đề  Biển Đông. Vậy, Trung Quốc là “thủ phạm hay nạn nhân” trong câu chuyện Biển Đông?

Chuyện Trung Quốc nói rằng họ là “nạn nhân” trong vấn đề Biển Đông, hay bị “phân biệt đối xử” trong vấn đề Biển Đông không phải là chuyện mới, mà nó thường được phía Trung Quốc nhắc đi nhắc lại mỗi khi có dịp.

Trước khi Tòa trọng tài La Hague ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc ngày hôm qua, tờ Nhân dân nhật báo của Trung quốc đã bác bỏ toàn bộ phán quyết của tòa án quốc tế trong vụ kiện của Philippines và gọi đây là những việc làm “bất hợp pháp”; và rằng Mỹ đã sử dụng vụ kiện để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, bảo vệ “quyền bá chủ trong khu vực” của riêng nước Mỹ”. Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc còn lớn tiếng cho rằng “trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc chắc chắn không phải là thủ phạm mà là nạn nhân”.

bien dongTàu chiến Trung quốc hung hăng đi khắp Biển Đông

Sự khác biệt quan điểm là bình thường và mỗi người đều có quyền phản biện. Song, sự phản biện ấy phải dựa trên chứng cứ và lý lẽ. Vấn đề Biển Đông cũng như vậy. Mâu thuẫn, tranh chấp là bình thường nhưng việc giải quyết tranh chấp phải dựa trên tình thần “thượng tôn pháp luật” và tuân thủ các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế mà LHQ đề ra. Cuộc chơi nào cũng phải có luật lệ. Nếu không tôn trọng, không tuân thủ luật lệ thì tất yếu anh sẽ phải đứng ngoài cuộc chơi, bị loại khỏi cuộc chơi.

Trên thực tế, hai từ “nạn nhân” dùng để chỉ những người bị hại, những người vô tội, oan uổng, chứ không áp dụng cho những trường hợp “kẻ mạnh hiếp yếu”, dùng sức mạnh quân sự để thiết lập quyền bá chủ. Nếu không có tham vọng độc chiếm Biển Đông, nếu không có tham vọng cưỡng chiếm, tranh doạt cái gọi là “lợi ích cốt lõi” -bất chấp công lý, lẽ phải coi thường các quốc gia liên quan, thì làm sao có vụ kiện mà nước nhỏ Philipines là nguyên đơn, và làm sao Tòa trọng tài có thể ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn và những yêu sách mơ hồ của Trung quốc? Trung Quốc hãy tự soi mình xem họ liệu đã thực hiện được những nguyên tắc “thượng tôn pháp luật” hay chưa? Trung quốc liệu có thể chứng minh rằng “họ chỉ là nạn nhân” trong vấn đề Biển Đông như họ vẫn lớn tiếng kêu than hay không?

Câu là lời là không. Nếu có đầy đủ chứng cứ phản biện, có lẽ Trung Quốc không cần phải lớn tiếng đến vậy. Nếu có chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền ở Biển Đông, có lẽ Trung Quốc không cần mất công tới tận châu Phi thuyết phục các quốc gia không liên quan ủng hộ mình. Rõ ràng, nỗi lo sợ đuối lý cạn tình buộc Trung Quốc phải toan tính bằng mọi giá, cho dù cái giá phải trả chính là uy tín và danh dự.

bien dongPhán quyết của Tòa trọng tài hôm 12/7 đã bác bỏ đường Lưỡi bò phi lý của Trung Quốc

Những căng thẳng và bất ổn ở Biển Đông thời gian gần đây và hệ lụy của nó, dưới góc nhìn của nhiều nhà phân tích, đều do một bên Trung Quốc gây ra. Lẽ ra sau phán quyết của Tòa trọng tài, người ta trông đợi một thái độ cầu thị, ôn hòa và hợp tác. Thế nhưng, điều đó đã không xảy ra. Việc Trung Quốc hôm nay công bố sách Trắng quốc phòng về giải quyết tranh chấp chủ quyền với Phlippin ở Biển Đông, tiếp tục ngang ngược tuyên bố nước này có “chủ quyền” đối với các quần đảo ở Biển Đông, chỉ trích phán quyết của Tòa trọng tài cho thấy rõ sự thiếu tôn trọng cộng đồng quốc tế; thiếu trách nhiệm với những cam kết của mình.

Thế nên, với những gì dang diễn ra, không có chuyện Trung Quốc là nạn nhân mà ngược lại, chính Trung Quốc mới là thủ phạm. Trung quốc làbêngây ra bất ổn, chà đạp lên luật pháp quốc tế, làm xói mòn lòng tin và sự ổn định khu vực. Trung quốc đang đi ngược lại với những gì mà Trung Quốc vẫn thường cao giọng về giá trị của hoà bình, hợp tác và hữu nghị; về chính sách “trỗi dậy hoà bình” vân vân và vân vân.

Dẫu Trung Quốc tuyên bố không công nhận phán quyết của Tòa trọng tài La Hague, nhưng lịch sử nhân loại đã ghi lại sự kiện phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7/2016. Với những tham vọng vô chừng của mình, Trung quốc đang là thủ phạm, với những cái giá phải trả mất nhiều hơn được.


N.Minh
Ý kiến của bạn