Tác dụng chữa bệnh của cây chìa vôi

SKĐS - “Tôi nghe nói nước sắc lá cây chìa vôi có tác dụng chữa bệnh. Xin hỏi toàn cây cả lá, thân, rễ có trộn lẫn với nhau để sắc nước uống được không?Cây này chữa được bệnh gì?”

“Tôi nghe nói nước sắc lá cây chìa vôi có tác dụng chữa bệnh. Xin hỏi toàn cây cả lá, thân, rễ có trộn lẫn với nhau để sắc nước uống được không?Cây này chữa được bệnh gì?” - Đó là câu hỏi của độc giả Nguyễn Tuấn Anh và nhiều độc giả báo Sức khỏe&Đời sống. Dưới đây xin giới thiệu một số tác dụng chữa bệnh của cây chìa vôi để bạn đọc tham khảo:

Cây chìa vôi.

Theo Đông y, lá, cành (dây) củ chìa vôi đều dùng làm thuốc. Dây chìa vôi có vị ngọt đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết, hành huyết, dùng chữa xương khớp cơ gân đau nhức, viêm thận, ung nhọt lở ngứa, sưng hạch bạch huyết, rắn độc cắn…; Lá chìa vôi có vị đắng, tính lạnh, hơi độc, có tác dụng trừ nhọt độc, tiêu thũng, dùng chữa ung nhọt, lở ngứa, chai chân… Củ chìa vôi có vị đắng chua, tính bình; có tác dụng thông kinh, tán huyết ứ, trừ tê thấp, lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, thường được sử dụng với tác dụng như dây và lá. Bào chế bằng cách: dây lá cắt ngắn, sao cho nóng, phơi khô; khi dùng  ngâm nước vo gạo hoặc tẩm rượu sao. Củ có thể đào quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về ngâm nước một đêm cho mềm, rồi thái mỏng, phơi khô,  khi dùng cũng đem ngâm nước vo gạo. Tuy nhiên, tuỳ bệnh mà dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị khác theo kinh nghiệm của thầy thuốc hoặc lương y. Vì vậy, không nên tự ý dùng mà nên đến các thầy thuốc đông y thăm khám để được kê đơn đúng bệnh, tuyệt đối không dùng theo sự mách bảo


BS. Vũ Ngọc Anh
Ý kiến của bạn