Quản lý tài chính khi bạn còn trẻ như thế nào?

21-12-2016 09:00 | Thời sự
google news

SKĐS - Các bạn trẻ thường phải đối mặt với những khó khăn về tài chính nhất là vào giai đoạn từ 22 tuổi cho đến 24 tuổi, khi mà nền tảng kinh tế không vững chắc, công việc chưa ổn định và mức thu nhập vẫn còn thấp.

CareerLink.vn www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn hạn chế rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính và hình thành việc tích góp nguồn vốn riêng cho chính mình.

Sau khi mới ra trường, mặc dù nguồn thu nhập còn ít ỏi nhưng bạn có một lợi thế là vẫn biết cách chi tiêu dè sẻn như lúc còn là sinh viên và không “vung tay quá trán” với những thứ không cần thiết. Và muốn thành công ở độ tuổi trung niên từ 30 tuổi trở lên thì đòi hỏi bạn phải biết cách quản lý tài chính ngay từ khi còn trẻ. Đương nhiên, việc bạn mới ra trường với mức thu nhập thấp thì không thể nào dư dã nhiều được, vì thế, nên áp dụng phương châm “tích tiểu thành đại” trong quản lý tài chính, tức là bắt đầu quản lý từ đồng vốn nhỏ trước rồi mới đến quản lý đồng vốn lớn. Nguyên tắc vàng cần đảm bảo là phí chi tiêu luôn phải thấp hơn mức thu nhập. So với trước kia, khoản tiền mà bạn sở hữu phải đủ để chi trả tiền học và các khoản sinh hoạt khác: ăn ở, đi lại,… thì bây giờ, mức thu nhập của bạn cần có sự phân chia rạch ròi giữa các khoản và tốt nhất nên chia thành những giỏ tài chính khác nhau để dễ bề quản lý.

Dẫu biết rằng các bạn trẻ hiện nay thường có suy nghĩ cần phải biết hưởng thụ và làm những điều mình thích khi còn có thể, không việc gì phải “thắt lưng buộc bụng” và chịu đựng cảnh sống thiếu thốn, tù túng. Nhưng bạn có thể vừa quản lý được ngân sách của mình mà cũng vừa đáp ứng nhu cầu cá nhân bằng cách lựa chọn nhiều cách thức tích lũy nguồn vốn lớn nhỏ khác nhau phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, và thu nhập của riêng mỗi người. Nếu nguồn thu ít thì trích ra khoản tiết kiệm ít, nguồn thu nhiều thì trích nhiều, bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp xoay chuyển nguồn vốn để đem lại lợi nhuận như gửi tiết kiệm, hùn hạp làm ăn chẳng hạn. Điều quan trọng là bạn nên tiết kiệm từ 1/4 đến 1/3 tổng số tiền thu nhập hằng tháng mà bạn có được. Đây là khoản tiền tuyệt đối không nên  đả động đến và nên trích vào “quỹ đen” cá nhân để phòng hờ cho các trường hợp khẩn cấp cũng như là tích lũy quỹ tài chính trong tương lai.

Trong trường hợp khác, bạn có thể quản lý tài chính một cách khoa học hơn bằng cách phân chia tỉ mỉ từng khoản riêng biệt thành 6 giỏ tài chính nhỏ gồm 55% cho các chi phí thiết yếu phục vụ nhu cầu ăn uống, đi lại, chăm sóc sức khỏe của bản thân; 10% là khoản đầu tư cho mục tiêu trong tương lai sắm sửa những vật dụng đắt tiền, cao cấp, thời thượng; 5% là dành cho việc đầu tư giáo dục, nâng cấp kiến thức và tư duy của con người, bắt kịp xu hướng thời đại, tránh tình trạng lỗi thời; 10% tiếp theo có thể giúp bạn khi nghỉ việc mà vẫn có thu nhập với việc đầu tư mang tính lâu dài, kế hoạch làm ăn, đầu tư thu lợi nhuận; 10% là khoản hưởng thụ để thỏa mãn những nhu cầu xa xỉ như một hình thức tự tưởng thưởng, không phải là nhu cầu cần thiết nhưng sẽ là biện pháp “xoa dịu” tinh thần hiệu quả; 10% còn lại là khoản bạn cho đi, san sẻ và giúp đỡ những người khác. Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều bởi khi bạn cho đi cũng đồng nghĩa với việc bạn đã được nhận lại.

Tuy nhiên, bạn có thể cắt giảm hoàn toàn những khoản chi tiêu không thật sự cần thiết cho hoàn cảnh thực tại. Trong khi đó, các khoản đầu tư liên quan đến sự nghiệp (tri thức, các mối quan hệ, trang phục,…) và đầu tư con người cần được coi trọng đúng mực vì đó là công cụ giúp cho con đường sự nghiệp của bạn rộng mở, từ đó nguồn thu nhập được tăng lên. Khoản dư tài chính trong khoảng thời gian sau vài năm đến vài chục năm được ví như tiền lương hưu của bạn khi về già nếu bạn có sự đầu tư sáng suốt.

Hương Giang


Ý kiến của bạn