Hà Nội

Phòng viêm mũi dị ứng khi giao mùa

22-10-2014 08:00 | Y học 360
google news

Con gái tôi năm nay 14 tuổi, cứ vào lúc thời tiết giao mùa là cháu hay bị hắt hơi xổ mũi rất khổ sở. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi cách nào để hạn chế và phòng ngừa được căn bệnh khó chịu này?

Con gái tôi năm nay 14 tuổi, cứ vào lúc thời tiết giao mùa là cháu hay bị hắt hơi xổ mũi rất khổ sở. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi cách nào để hạn chế và phòng ngừa được căn bệnh khó chịu này?

                                                                                    Nguyễn Lan Anh (Sóc Sơn)

Khi thời tiết thay đổi, bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát hoặc xuất hiện. Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng là sự thể hiện phản ứng của cơ thể khi có vật lạ xâm nhập vào. Vật lạ đó chính là tác nhân gây bệnh được gọi là kháng nguyên (dị nguyên) có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng như bụi, phấn hoa, lông chó, lông mèo, một số ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, mò, mạt, bọ chét...).

Một số triệu chứng điển hình mà có thể gặp ở hầu hết người bị viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, chảy mũi nước, đặc biệt là hắt hơi hàng tràng liền vào lúc sáng sớm, vừa ngủ dậy, nhất là mùa lạnh hoặc lúc chuyển mùa. Đối với bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính thì còn có thêm hiện tượng nghẹt mũi xảy ra gần như thường xuyên, kèm theo ù tai, nhức đầu...

Để góp phần hạn chế viêm mũi dị ứng, không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Và nếu không thể không nuôi thì nên hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm nhằm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mạt). Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt, nếu làm được như vậy sẽ hạn chế nấm mốc phát triển. Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đặc biệt, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy là điều hết sức cần thiết để loại bỏ bớt các vi sinh vật gây bệnh. Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường). Cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường. Mùa lạnh, mỗi lúc ra khỏi nhà cần giữ ấm cơ thể như mặc đủ ấm, cổ cần được quàng khăn ấm, đeo khẩu trang để tránh gió lạnh tác động vào niêm mạc mũi. Nếu nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng, tốt nhất bạn nên đưa con đi khám khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị triệt để.              

 BS. Nguyễn Khánh

 


Ý kiến của bạn