Ðởm phàn, vị thuốc trị đờm tắc nghẽn, đau họng

13-01-2022 09:20 | Vị thuốc quanh ta

SKĐS - Đởm phàn là tinh thể đồng sulfat có ngậm nước, có vị chua, cay, tính lạnh, có độc, vào kinh can, trị đờm tắc nghẽn, đau cuống họng, động kinh…

1. Công năng của đởm phàn

Đờm phàn có tên khác là đảm phàn, thạch phàn; được khai thác cùng với quặng đồng, lựa chọn lấy các tinh thể sáng óng ánh màu lam giống như pha lê hay chế tác bằng phương pháp hóa học. Lọc bỏ tạp chất, chặt tách thành khối nhỏ là được.

Thành phần hóa học: Tinh thể đồng sulfat có ngậm nước (CuSO4.5H2O).

Tính vị quy kinh: Vị chua, cay, tính lạnh, có độc; vào kinh can.

Công năng chủ trị: Thông trở phong đờm (làm sạch đờm trong đường hô hấp), sát trùng. Trị phong đờm ủng tắc (đờm tắc nghẽn), đau cuống họng, điên giản, động kinh. Dùng ngoài da chữa mụn loét ở miệng, cam răng, phong nhãn xích lan (đau mắt toét đỏ), sang dương thũng độc (mụn lở độc ngoài da sưng đau).

Ðởm phàn, vị thuốc trị đờm tắc nghẽn, đau họng, động kinh… - Ảnh 2.

Tinh thể đởm phàn.

Cách dùng và liều lượng: 0,3 – 2,5g. Dùng ngoài da liều lượng vừa đủ, nghiền bột bôi hay rắc hoặc ngâm tan rửa chỗ đau.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, cơ thể suy nhược, mất huyết, thiếu máu cấm dùng. Thuốc này có độc; nếu bị ngộ độc, lấy cam thảo và quán chúng sắc uống.

Bảo quản: Ðể nơi khô ráo, đậy thật kín, đề phòng mất nước kết tinh.

2. Một số đơn thuốc ứng dụng lâm sàng

2.1 Long đờm khỏi tắc

+ Bột Nhị thánh: Ðởm phàn 2g, bạch cương tằm 4g. Cho vào chảo rang và nghiền bột. Lấy một ít thổi vào cuống họng cho dãi chảy ra. Chữa chứng họng sưng đau không nuốt được.

+ Bột đởm phàn 3g, giấm thanh 50 – 100ml. Ðun nóng giấm, uống cùng đởm phàn để gây nôn cho ra đờm dãi. Dùng cho trẻ nhỏ thì phải giảm liều. Trị đờm dãi nhiều hoặc dùng khi ngộ độc thức ăn hoặc nuốt nhầm chất có hại cần phải nôn ra.

+ Nung đởm phàn trên mảnh nồi đồng. Ðể nguội, tán bột mịn. Dùng tăm bông chấm thuốc, bôi vào chỗ đau. Chữa mồm miệng lở loét.

Ðởm phàn, vị thuốc trị đờm tắc nghẽn, đau họng, động kinh… - Ảnh 3.

Đởm phàn trị đau cuống họng.

2.2 Giải độc, trị nhọt

Dùng khi ngạt mũi, cam răng, lở miệng.

+ Bột Ðởm phàn: Ðởm phàn 2g, nhi trà 4g, hồ hoàng liên 4g. Nghiền thành bột, đắp ngoài. Trị cam răng.

+ Ðởm phàn 3g. Nung lửa cho đỏ (dùng thìa bằng bạc), để nguội, có thể thêm ít xạ hương, nghiền trộn đều. Xát bột thuốc vào nơi sưng đau. Trị trẻ cam răng (viêm lợi), cam mũi (tỵ cam - viêm xoang).

Ðởm phàn, vị thuốc trị đờm tắc nghẽn, đau họng, động kinh… - Ảnh 4.

Vị thuốc bạch cương tằm.

+ Ðởm phàn 3g, hồng táo 1 quả. Hồng táo tách bỏ hạt, cho đởm phàn vào trong, nung đỏ, tán bột mịn. Trị nha cam tẩu mã (viêm miệng hoại tử).

+ Ðởm phàn, mẫu lệ; liều lượng bằng nhau. Nghiền trộn đều. Xát vào nơi bị bệnh. Chữa hắc lào, lang ben.

+ Ðởm phàn (nửa để sống, nửa nung) tán nhỏ cùng với phèn chua, thêm nước gừng. Rửa sạch nách và bôi vào. Ngày bôi 1 – 2 lần. Chữa hôi nách.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?

                                                    


TTƯT.TS. Nguyễn Ðức Quang
Ý kiến của bạn