Giải đáp hàng ngày những thắc mắc về bệnh trẻ em

Đây là một bệnh đường hô hấp trên, liên khoa giữa nhi và tai-mũi-họng. Chuyên khoa tai-mũi-họng có một câu nói là "lai rai như tai-mũi-họng", tức là bệnh cứ tái đi tái lại, thông từ tai sang mũi, họng, vì thế không có gì lạ nếu hôm nay bác sĩ này chẩn đoán viêm họng, ngày mai bác sĩ khác lại chẩn đoán viêm tai giữa... Tôi cũng hiểu tâm lý của các ông bố bà mẹ lo lắng và chị cũng rất kiên trì cho con đi khám liên tục 9 tháng và uống đủ các loại thuốc và tôi cũng muốn nhắc lại rằng phòng bệnh tiên phát hơn thứ phát, dự phòng chính là cách để làm cho đứa trẻ không bị bệnh. Tôi cũng nhất trí là con chị chắc chắn bị tình trạng dị ứng nên mới liên tục bị bệnh tai mũi họng như thế. Ngoài việc tuân thủ điều trị bệnh lý theo chỉ định của bác sĩ thì còn một vấn đề đáng quan tâm là gia đình đang sống trong môi trường như thế nào. Ví dụ trong nhà có người hút thuốc lá không, môi trường có quá chật hẹp hay không, cháu có bị lây nhiễm chéo trong môi trường nhà trẻ hay mẫu giáo không, con chị có bị suy dinh dưỡng không, có bệnh lý khác kèm theo không... chúng ta phải giải quyết tất cả các vấn đề đó kết hợp với dùng thuốc thì mới giải quyết được tình trạng bệnh của cháu. Tôi nghĩ anh chị nên đưa cháu đến cơ sở điều trị chuyên khoa tai-mũi-họng trung ương để được tư vấn chính xác cả về dự phòng tiên phát, cả về chế độ ăn, thuốc...
ThS.BS. Lê Anh Tuấn: Tình huống của con bạn cũng gặp khá phổ biến trong các chuyên khoa tai-mũi-họng và chủ yếu là đến các phòng mạch. Những trường hợp như vậy chúng tôi cũng gặp khá nhiều với các biểu hiện viêm mũi họng, sau đó có thể có viêm tai hay viêm phế quản, có thể kèm theo các bệnh lý ở phế quản như bệnh hen. Ở góc độ chuyên ngành tai-mũi-họng, ở lứa tuổi con bạn là lứa tuổi viêm VA. Trong trường hợp bệnh tái diễn nhiều, khi thăm khám có VA quá phát thì chúng ta cũng có thể cân nhắc vấn đề nạo VA vì đấy có thể là ổ nhiễm trùng, khởi phát đầu tiên của các đợt bệnh tái đi tái lại, hơn nữa vị trí đấy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các bệnh lý viêm tai, tức là cứ sau khi viêm mũi họng lại viêm tai, đôi khi bệnh viêm tai sẽ làm cho các bà mẹ lo lắng hơn rất nhiều. Do đó tôi cũng đồng tình với BS. Thuý là bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa tai-mũi-họng để được tư vấn kỹ hơn.
Câu hỏi của bạn cũng được giải đáp tại chương trình Truyền hình trực tuyến Vấn nạn ô nhiễm không khí với sức khỏe, mời bạn xem tại đường link sau: http://suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-van-nan-o-nhiem-khong-khi-voi-suc-khoe-n123970.html

Con chị bị dị ứng thức ăn, cụ thể là dị ứng hải sản. Cách tốt nhất là không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn và chế phẩm có nguồn gốc từ hải sản. Một số trẻ sau 5 tuổi tình trạng dị ứng giảm dần, một số khác tình trạng dị ứng theo suốt cả cuộc đời.
Dị ứng hải sản xảy ra khi chất gây dị ứng trong hải sản đi vào cơ thể gây phản ứng. Khi xuất hiện phản ứng như vậy, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để chống lại chất gây dị ứng. Khi lượng hải sản được tiếp tục đưa vào cơ thể, cơ thể lập tức phản ứng, sinh ra chất có tên histamine do sự kết hợp của kháng thể với tề bào miễn dịch. Histamine giải phóng ra ngoài có thể gây mẫn đỏ, phatsban ngoài da hoặc có thể gây đau bụng, tiêu chảy, hoặc cảm giác khó thở.
Triệu chứng dị ứng hải sản có thể từ nhẹ đến nặng. Nếu người ăn hải sản bị dị ứng nhẹ, chỉ có nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu. Sau một thời gian ngắn, những mẫn đỏ tự lặn. Nếu nặng, ngoài bị nổi mề đay ngứa ngáy còn kéo theo sốt, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, đầy hơi, tiêu chảy, mệt mỏi, bụng chướng.
Biểu hiện của dị ứng hải sản có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ, cũng có thể chỉ xảy ra vài phút sau khi ăn.
Dị ứng hải sản có thể dẫn đến biến chứng nặng như sốc phản vệ, tim đập nhanh, chóng mặt, người lả đi, cảm thấy khó thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Nếu trẻ bị dị ứng mà dùng thuốc không đúng cách thì bệnh không khỏi. Một số bệnh chỉ cần tránh tiếp tiếp xúc với chất gây dị ứng là có thể khỏi. Một số loại thuốc có thể gây các hậu quả nghiêm trọng như suy gan, suy thận, ngộ đôc thuốc, dị ứng thuốc có thể gây hậu quả trước mắt và lâu dài nặng nề.

Dị ứng là bệnh có tính chất gia đình, khi bố mẹ mắc các bệnh dị ứng thì trẻ rất dễ mắc các bệnh dị ứng. Tuy nhiên cách xuất hiện các bệnh dị ứng phụ thuộc vào cơ địa trẻ, môi trường sống và chế độ ăn uống. Các triệu chứng của dị ứng sữa đã được trình bày ở câu 5. Các triệu chứng dị ứng thường là phối hợp của nhiều triệu chứng và triệu chứng sẽ tăng lên nếu trẻ vẫn tiếp tục được dùng loại sữa gây dị ứng. Khả năng nhiều là con chị bị viêm da cơ địa hoặc đay cấp cấp. Chị nên đưa cháu đến khám tại các trung tâm dị ứng để được khám và tư vấn

Chị cần cho cháu đi khám chuyên khoa tiêu hóa để các bác sỹ chuyên khoa xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Có hai khả năng hay xảy ra là trẻ không dung nạp sữa và trẻ dị ứng sữa Không dung nạp sữa gây ra các triệu chứng khác nhau và đòi hỏi phải điều trị khác dị ứng sữa. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của không dung nạp lactose bao gồm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, sau khi uống sữa hoặc các sản phẩm có chứa sữa.
Đối với trẻ mắc tình trạng này cần chọn các loại sữa Free lactose
Dị ứng sữa triệu chứng như câu 5
Trẻ dị ứng sữa cần được làm Test để xác định chẩn đoán. Sau đó bác sỹ sẽ tư vấn nên chọn các loại sữa thủy phân một phần hay sữa thủy phân hoàn toàn phù hợp.

Triệu chứng dị ứng sữa khác nhau từ trẻ này sang trẻ khác, xảy ra từ một vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm có sữa.Ngay sau khi trẻ ăn sữa, dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa có thể bao gồm: Phát ban ngoài da, ngứa và sưng nề quanh miệng, môi.
Thở khò khè.
Nôn chớ.
Các dấu hiệu muộn bao gồm:
Đau bụng, tiêu chảy
Phân lỏng, có thể có máu.
Ho hoặc thở khò khè.
Chảy nước mũi, chảy nước mắt.
Phát ban, ngứa quanh miệng.
Đau bụng ở trẻ sơ sinh.
Trường hợp nặng có thể có biểu hiện shock phản vệ với các dấu hiệu:
Co thắt đường hô hấp, thở rít, khó thở.
Mặt đỏ bừng.
Ngứa.
Shock, tụt huyết áp.

Dị ứng đậu phộng ( lạc) là loại dị ứng thức ăn khá thường gặp ở trẻ em. Bệnh do yếu tố cơ địa, không chữa khỏi hoàn toàn được. Cách duy nhất tránh dị ứng là trẻ không ăn đậu phộng và các chế phẩm có chứa đậu phộng như các loại bánh, các loại chè chứa đậu phộng.

Con chị có khả năng bị mày đay cấp. Trẻ bị mày đay hay có cơ địa dị ứng. Trẻ thường hắt hơi sổ mũi, ho khan khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa.Cách tốt nhất là chị nên đưa cháu đến khoa dị ứng làm các xét nghiệm xem cháu bị dị ứng với loại dị nguyên gì? Từ đó đề ra hương thức phòng tránh loại dị nguyên đó. Trong trường hợp không thể phòng tránh hoặc không thể phát hiện các dị nguyên gây dị ứng, trẻ cần được điều trị trong các đợt cấp bằng thuốc kháng Histamin hoặc kháng Leukotriene.
Chị có thể cho cháu uống nhiều nước, dùng các thuốc bổ gan, lợi mật đông y. Trẻ có cơ địa dị ứng không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên đến một thời điểm nào đó, tình trạng mày đay có thể thuyên giảm. Thường tình trạng mày đay thuyên giảm vào lứa tuổi đi học hoặc vào tuổi dậy thì.

Trẻ 19 tháng l8 cân là có tình trạng thừa cân, thừa cân cũng là yếu tố làm nặng lên bệnh hen suyễn
Trước tiên cần biết chế độ ăn hàng ngày của cháu như thế nào?
Trẻ em là cơ thể đang phát triển nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao
Ở lứa tuổi con bạn, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày là cho trẻ ăn 5 bữa/ngày, mỗi bữa chừng 1 bát. Thức ăn có thể chọn là cháo đặc hoặc cơm nát, bún, mỳ.
Thành phần thức ăn: bổ xung thịt, cá và rau xanh
Trẻ trẻ ăn nhiều loại hoa quả
Tuy nhiên do con bạn đã thừa cân nên bạn nên hạn chế tinh bột và chất béo. Chia nhỏ bữa ăn để trẻ luôn có cảm giác no, tăng vận động cho trẻ. Bạn cho trẻ ăn cá thay cho thịt. Bạn nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp hạn chế tăng cân nhưng vẫn đảm bảo phát triển trí não, miễn dịch và chiều cao .
Viêm da cơ địa là bệnh lý hay đi kèm hen suyễn, chứng tỏ trẻ có cơ địa dị ứng.Một số thuốc dùng để dự phòng hen, khò khè như Monterlukast cũng có thể làm giảm tình trạng viêm da cơ địa.
Các biện phát điều trị và dự phòng viêm da cơ địa đã được trình bày ở câu 1

Chị thân mến, theo như chị mô tả con chị bị tình trạng viêm da tái đi tái lại, tình trạng viêm da làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu khi ngủ. Nhiều khả năng con chị bị viêm da cơ địa. Chị nên lưu ý các biện pháp sau
- Tránh tiếp xúc với chất gây kích thích ( ví dụ như một số loại xà phòng có thể làm tăng tình trạng viêm da), không gãi .
- Dùng các thuốc chống ngứa: mỡ phenergan, atopyclair
- Do da khô nên cần bôi da dưỡng ẩm. Hơn nữa dưỡng ẩm da còn có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện. ( Kem Cetaphil, atopiclair)
- Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng .
- Tư vấn cho bố mẹ bệnh nhân không dùng đồ len dạ tiếp xúc trực tiếp vào da của trẻ, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ.
Trong giai đoạn Viêm da cơ địa cấp tính: Cần đến khám thầy thuốc chuyên khoa da liễu hoặc chuyên khoa dị ứng.
Có thể dùng:
+ Đắp ẩm thương tổn và bôi kem corticosteroid trong giai đoạn cấp.
+ Uống thuốc Kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa.
+ Làm ẩm da bằng kem bôi hoặc sữa tắm có kem (Saforelle).
+ Dùng các thuốc chống viêm khác không phải corticosteroid không gây các tác dụng phụ và có thể dùng lâu dài, thuốc có thể chống viêm và chống ngứa ( Ceradan, Atopiclar).

Đây là câu trả lời của bác sỹ da liễu: ThS. Huỳnh Văn Quang-Da liễu-Bệnh viện 175
U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da do vi-rút mà biểu hiện bằng các tổn thương da đứng riêng rẽ, rời rạc và lõm ở trung tâm.
- Bệnh lây lan rộng do tự lây nhiễm, bởi các vết cào xước hoặc sờ mó vào thương tổn.
- U mềm lây thường gặp ở trẻ nhỏ.
- Thời gian ủ bệnh khác nhau trong khoảng từ 4 đến 8 tuần.
- Ở một số bệnh nhân có miễn dịch tốt sau vài tháng bệnh tự khỏi.
Thời kỳ ủ bệnh: sau khi bị lây vào cơ thể người, vi-rút sinh sôi nẩy nở và cho đến khoảng 2 tuần đến 6 tháng thì gây ra bệnh.
Bệnh thường có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường nhất ở người trẻ tuổi và trẻ em. Virus lây bằng cách truyền từ người sang người khi bơi chung hồ tắm, dùng chung khăn tắm, tiếp xúc gần gũi, lây truyền qua tiếp xúc da - da, và lây truyền qua quan hệ tình dục .
Lâm sàng - Khởi đầu thương tổn là sẩn tròn gồ cao trên da , chắc, bề mặt nhẵn, trung tâm sẩn lõm .Các sẩn thường tập trung thành nhóm. Kích cỡ mỗi sẩn thường từ 2 đến 6 mm đường kính.
- Vị trí phân bố thương tổn ở trẻ em là ở mặt, tay, chân và thân mình. Niêm mạc không có thương tổn.
- Đôi khi thương tổn có đỏ và bong vẩy xung quanh do quá trình cào , gãi hoặc do phản ứng tăng nhậy cảm của sẩn.
- Thương tổn không có ở bàn tay và bàn chân.
Các sẩn thường riêng rẽ từng cái, nhưng cũng cá biệt thành đám.
Điều trị : Nhiều khi tự khỏi ngẫu nhiên
- Điều trị áp lạnh với nitơ.
- Nạo bằng curret các u mềm lây, trước khi nạo phải bôi kem EMLA 2,5% để làm tê thương tổn. Khi nạo curret phải tránh không để tạo sẹo tại các vùng thẩm mỹ.
- Sử dụng cantharidin 0,7% bôi lên các thương tổn đơn độc, thuốc tránh không bôi lên mặt.
- Liệu pháp dùng nitơ lạnh kết hợp với nạo bằng curret có hiệu quả trên những bệnh nhân lớn mà không thể sử dụng được các liệu pháp điều trị khác, áp lạnh 10 - 15 giây
- Đôi khi có thể điều trị bằng laser.
Con chị hay tái phát u mềm chứng tỏ trẻ dễ nhiễm virus này. Chị cần cho cháu kiểm tra tình trạng miễn dịch và tư vấn bác sỹ chọn phương pháp điều trị khác cho phù hợp.

Ai cũng mong con mình có một chiều cao và cân nặng lý tưởng. Tuy nhiên chiều cao đứa trẻ phụ thuộc vào yếu tố gen (chiều cao của bố mẹ) và chế độ dinh dưỡng.
Thực tế, chúng ta rất khó can thiệp vào vấn đề gen. Để cải thiện chiều cao và cân nặng, các bà mẹ nên xem lại bên cạnh việc ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc, bố mẹ đã cho con vận động cần và đủ để phát triển một cách tốt nhất chưa. Nhiều bố mẹ chủ quan cho rằng trẻ con thường hiếu động và hoạt động suốt cả ngày thì hướng dẫn vận động thể chất là thừa. Chính những quan điểm sai lầm này ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội phát triển thể chất của trẻ. Việc hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ mang lại những bước ngoặt phát triển không ngờ về thể chất và hệ miễn dịch cho bé mà nhiều bố mẹ chưa biết đến.
Thực hiện bài tập massage giúp trẻ tăng chiều cao và phát triển những kĩ năng vận động cần thiết. Vì trẻ còn nhỏ nên các động tác massage như xoa, vuốt cần được thực hiện nhẹ nhàng, nên được thực hiện theo một chiều từ trên xuống. Đặc biệt bố mẹ cần tránh uốn, nắn xương khớp trẻ mạnh tay vì xương trẻ còn mềm yếu sẽ không chịu được lực tác động lớn.
Về chế độ dinh dưỡng, cần đa dạng chế độ ăn, chế độ phù hợp theo lứa tuổi . Khi trẻ thiếu vi chất sẽ bổ sung hàm lượng cao hơn thông qua thuốc và ưu tiên chọn nhóm thực phẩm giàu nhóm khoáng chất bị thiếu.
Trong nhóm khoáng chất thì canxi, phosphor, magne, kẽm, sắt… là cần thiết và quan trọng nhất. Nhóm này có nhiều trong sữa và chế phẩm sữa. Vì vậy, với trẻ em, cha mẹ nên cho bé uống sữa đều đặn. Canxi còn có nhiều trong xương cá, vỏ tôm cua, ốc… Phosphor có nhiều trong các loại đạm. Kẽm có trong hải sản, trứng, thức ăn động vật. Sắt có nhiều trong thịt, cá màu đỏ, rau xanh sậm, thực phẩm bổ sung sắt. Men vi sinh có chứa thành phần sữa non giúp hỗ trợ tối đa việc tăng chiều cao cho trẻ, đồng thời bạn cần cho con trẻ vận động ngoài trời và tập các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi. Ngủ ngon và đủ giấc cũng là một trong những yếu tố giúp bé cải thiện chiều cao.

Theo thông tin chị gửi, có nhiều thông tin chưa rõ ràng như cháu sốt như thế nào, nổi nốt ở vị trí nào trong cơ thể.
Có 2 khả năng có thể xảy ra với con chị
- Con chị có thể mắc tay chân miệng:
Đặc điểm bệnh tay chân miệng: Giai đoạn ủ bệnh từ 3-7 ngày, trẻ đã tiếp xúc với nguồn lây từ trước.
Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm.
- Sốt nhẹ.
- Nôn.
- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
- Con chị cũng có thể mắc thủy đậu:
Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc với nguồn lây nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10 đến 21 ngày.
Triệu chứng khởi phát thường là sốt nhẹ từ một đến 2 ngày, cảm giác mệt mỏi mỏi toàn thân, và phát ban
Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, sau lan xuống thân mình , sau cùng xuống đến tay chân. Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
Thủy đậu nếu không có biến chứng có thể khỏi sau 5- 7 ngày

Con nhà chị nhiều khả năng bị sốt phát ban
Đối với bệnh sốt phát ban, hầu hết các trường hợp bắt đầu với triệu chứng sốt cao từng cơn (thân nhiệt có thể tăng lên 39-40 độ C) và xuất hiện ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, có thể nôn chớ. Thường trẻ khi mọc ban thì sốt giảm hoặc hết sốt. Các ban này thường dạng mẩn đỏ như đầu kê . Trẻ có thể kèm theo các triệu chứng như nổi hạch vùng đầu, mặt, cổ. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt... Nguyên nhân gây sốt thường do virut . Hầu hết bệnh sốt phát ban từ ngày thứ 4 trở đi người bệnh thường hết sốt, ăn được, da có thể bị nổi phát ban 3 -5 ngày rồi lặn.

Co giật do sốt cao xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hoặc một nguyên nhân khác đã xác định như rối loạn chuyển hoá hay động kinh trước đó không do sốt.
Co giật do sốt cao là hiện tượng co giật do một cơn sốt gây nên vì não của trẻ nhỏ chưa được phát triển đầy đủ và chưa được biệt hóa nên rất nhạy cảm với rối loạn nhiệt độ. Khi sốt cao trên 390 thường kích thích não trẻ nhỏ gây một cơn co giật. Trong cơn co giật do sốt, trẻ thường mất cảm giác, co giật cả tay chân và toàn bộ cơ thể ( co cứng hay co giật toàn thân).
Hầu hết cơn co giật kéo dài trong 1 -2 phút, thường có thời gian co giật < 15 phút, không có dấu thần kinh cục bộ và không có cơn thứ hai. Bệnh thường khỏi, 90 % trường hợp kết thúc mà không để lại di chứng nào.
Đa số các cơn co giật do sốt thường tự hết theo thời gian, mà chưa cần xử trí gì. Tuy nhiên trẻ cần được thăm khám lại lâm sàng, tìm nguyên nhân gây sốt và điều trị sốt và điều trị nguyên nhân.
Trường hợp cháu chị 7 tuổi, có hiện tượng co cứng cả tay và chân khi sốt cao nhiều khả năng cháu bị sốt cao co giật. Chị cần đưa cháu đến cơ sở y tế để các bác sỹ khám, tư vấn xử trí các cơn co giật khi sốt cao. Đồng thời cháu cần kiểm tra điện não đồ để xem co giật có để lại di chứng không.

Nanh sữa là nang lợi ở trẻ sơ sinh, là một loại tổn thương lành tính hay gặp ở niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn.
Nanh sữa ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng sau khi sinh.
Bản chất của nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa đầy chất keratin màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại.
Đa số trường hợp nanh sữa không gây đau đớn hay khó chịu gì nhiều cho trẻ. Tuy nhiên, cũng có trẻ quấy khóc hoặc bỏ bú do nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây sưng đau khi chạm phải.
Khi bị nhiễm khuẩn, nanh vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, sưng thậm chí còn bị loét do sang chấn, có thể có sốt nhẹ.
Khi trẻ đã được chẩn đoán bị nanh sữa, cha mẹ cần theo dõi xem nanh sữa có gây khó chịu gì cho trẻ không, trẻ có quấy khóc, sốt, bỏ bú hay không… Nếu không có các dấu hiệu trên thì chỉ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sau các lần bú và theo dõi các nanh này. Bình thường, nanh sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần.
Khi nanh có dấu hiệu nhiễm khuẩn gây đau, khó chịu cho trẻ cần đưa trẻ đến khám nha sĩ để chích hay nhể nanh.

Biến chứng của quai bị: Quai bị là một bệnh lành tính, ít khi gây ra các biến chứng. Tuy nhiên một số trường hợp quai bị có thể gây ra một số biến chứng từ nhẹ đến nặng.
1- Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng này gặp ở 20-35% người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị. Biến chứng thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày, nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
2- Nhồi máu phổi: là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị do hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
3- Viêm buồng trứng: Gặp ở 7% nữ sau tuổi dậy thì mắc quai bị, ít khi dẫn đến vô sinh .
4- Viêm tụy: là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.
5- Các tổn thương thần kinh: Viêm não có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các triệu chứng như thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.
6- Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Con chị sau dùng Aspirin hai ngày thì xuất hiện đi tiểu máu. Tiểu máu rất ít gặp trong các biến chứng của quai bị. Tuy nhiên tác dụng phụ của Aspirin có thể gây chảy máu, giảm tiểu cầu, loét dạ dày và tá tràng, suy tim , suy gan, suy thận; chính vì thế cần hết sức thận trọng khi chỉ định điều trị bằng Aspirin.
Chị nên đưa cháu đến các cơ sở y tế để khám tổng quát và làm xét nghiệm kiểm tra chức năng các cơ quan trong cơ thể.

Mềm sụn thanh quản là một bất thường bẩm sinh của sụn thanh quản. Bệnh gây nên tiếng thở rít thì thở vào.
Nguyên nhân thường gặp là do sự mềm của các cấu trúc thượng thanh môn làm xẹp thanh quản vào trong- trong thì hít vào, gây tắc nghẽn đường hô hấp trên.
Mềm sụn thanh quản thường có triệu chứng rõ ràng sau 6 tuần tuổi, tăng dần trong 6 tháng đầu, triệu chứng rõ hơn khi khóc, kích thích, ăn uống hoặc nằm ngửa hay sau nhiễm trùng hô hấp trên. Khi trẻ ngủ yên hoặc nằm nghiêng thì tiếng rít sẽ nhẹ hơn so với lúc trẻ thức bú hay cử động nhiều. Các triệu chứng sẽ giảm khi trẻ 18-24 tháng.
Chị nên cho cháu đến các cơ sở y tế để các bác sỹ tiến hành khám và chẩn đoán xác định cho cháu.

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp trên hay gặp ở trẻ em. Bệnh thường gây ra bởi virus, do vậy ít khi phải dùng kháng sinh. Kháng sinh chỉ được chỉ định khi xét nghiệm khẳng định trẻ viêm họng do vi khuẩn và viêm họng nặng.
Nguyên tắc điều trị viêm họng ở trẻ em là: vệ sinh mũi họng hàng ngày
Dùng thuốc hạ nhiệt khi trẻ sốt cao
Cho trẻ uống đủ nước
Có thể cho trẻ dùng một số thuốc giảm ho, nhất là thuốc đông y để trẻ giảm ho, giảm đau rát họng
Cho trẻ ăn nhiều hoa quả
Trẻ được dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ. Loại kháng sinh và thời gian dùng kháng sinh tùy thuộc vào loại nguyên nhân gây viêm họng. Dừng kháng sinh sớm có thể làm bệnh lâu khỏi hoặc gây hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.

Nấm miệng là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Hơn nữa do trẻ ở lứa tuổi nhỏ nên rất khó chăm sóc cho sức khoẻ răng miệng .
Nấm miệng là bệnh gây ra do nấm nên chúng ta có thể điều trị tại chỗ cho trẻ bằng thuốc kháng nấm Candida, đồng thời tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ. Nystatin là thuốc hay được dùng để điều trị nấm miệng tại chỗ.
Miconazole dạng gel cũng là thuốc hay được dùng để điều trị nấm miệng. Dartarin là biệt dược của thuốc trong công thức cấu tạo chứa Miconazole.
Trình tự điều trị nấm miệng:
Đánh tưa miệng cho trẻ. Quá trình đánh tưa lưỡi có thể kích thích gây nôn chớ nên thời điểm đánh tưa miệng tốt nhất là lúc trẻ đói, trước ăn.
Trước tiên cần vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ, sau đó lấy miếng gạc miệng quấn quanh ngón tay (ngón tay để đánh tưa lưỡi phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé) và nhúng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc miệng nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau bé.
Dùng miếng gạc thấm thuốc chống nấm Nystatin hay Miconazole với lượng vừa đủ. Nếu nấm miệng xuất hiện ở nhiều nơi, nên đánh tưa theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng và lưỡi sau cùng, từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn chớ của trẻ.
Đối với đa số trẻ em bị nấm miệng, chỉ cần dùng thuốc điều trị tại chỗ là có thể điều trị thành công, chỉ một số hiếm trường hợp phải dùng thuốc uống tác dụng toàn thân như những trường hợp không đáp ứng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ và đối với những bé bị suy giảm hệ miễn dịch. Thường dùng thuốc uống là Nystatin dạng viên.
Mặc dù một số trẻ bị nấm miệng được điều trị đúng thuốc, đủ thời gian nhưng sau đó hay bị tái phát, hay kéo dài là do bị tái nhiễm từ các dụng cụ sinh hoạt có nhiễm nấm Candida chưa được làm sạch hoặc từ các vật dụng có nhiễm nấm như núm vú giả, bàn chải, đồ chơi.
Trẻ còn bú mẹ bị tái nhiễm có thể do núm vú mẹ mang nấm Candida (núm vú mẹ đau, rát, bỏng, ngứa hay xuất hiện ban màu hồng...), khi đó nên bôi thuốc chống nấm lên núm vú của mẹ.

Viêm lưỡi bản đồ là tình trạng viêm lành tính của lưỡi. Mặt trên lưỡi xuất hiện những viền màu trắng phía trong có màu đỏ sậm, làm mất gai lưỡi. Thường lúc đầu xuất hiện một vết nhỏ sau đó lan rộng ra, đôi khi có nhiều vết trên lưỡi. Những gờ hình ngoằn ngoèo làm cho bề mặt của lưỡi giống như hình bản đồ. Nguyên nhân của bệnh viêm lưỡi bản đồ vẫn chưa được biết rõ.
Không có điều trị đặc hiệu để chữa bệnh viêm lưỡi bản đồ mà nó có thể khỏi một cách tự nhiên , việc điều trị chỉ là chữa triệu chứng.
Khi bệnh tiến triển, nếu trẻ đau nhiều hoặc loét và có mụn mủ ở lưỡi thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh đường toàn thân hoặc tại chỗ. Cho trẻ thuốc giảm đau nếu có biểu hiện đau rát. Có thể bôi tại chỗ các thuốc sát khuẩn và giảm đau chống viêm như Kamistad. Trẻ cần được bổ xung các vitamin nhóm B (B1, B2, B6) và vitamin C.
Thông thường tình trạng viêm lưỡi bản đồ không kéo dài và tự khỏi . Trẻ nên tránh những thức ăn nóng hay có nhiều gia vị . Giữ gìn vệ sinh răng miệng để tránh tình trạng viêm loét kèm theo. Nên cho trẻ uống nhiều nước.

Bao quy đầu là một bao da mỏng bọc phía ngoài của quy đầu dương vật, gồm hai lớp da. Lớp ngoài liền với da của thân dương vật, sau khi trùm kín quy đầu rồi gập lại 180 độ. Lớp trong dính sát vào rãnh quy đầu. Bên trong hai lớp da này được cấu tạo bởi mô liên kết gồm rất nhiều sợi chun giãn, đàn hồi; giúp bao qui đầu có thể lộn lên và xuống dễ dàng.
Con chị 9 tháng tuổi và đã được xác định là hẹp bao quy đầu, chị nên đưa cháu đến cơ sở y tế để các bác sỹ chuyên khoa Ngoại nhi hoặc chuyên khoa Nhi khám và tư vấn cho chị.
Thông thường trẻ sẽ được chỉ định nong bao quy đầu.
Nong bao quy đầu là thủ thuật rất đơn giản, cần nong rộng và bóc tách hết chỗ bám dính.
Trẻ cũng có thể được chỉ định cắt bao quy đầu. Đây là biện pháp triệt để tránh hẹp lại, cũng như làm cho dương vật phát triển tốt.
Hiện nay, người ta cũng có thể dùng một số loại thuốc bôi lên da vùng dương vật hàng ngày nhằm làm mềm da vùng dương vật, giúp bao quy đầu lộn lên và xuống dễ dàng. Trẻ em khi tắm rửa nên rửa và lộn bao quy đầu.

U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da do vi-rút mà biểu hiện bằng các tổn thương da đứng riêng rẽ, rời rạc và lõm ở trung tâm.
- Bệnh lây lan rộng do tự lây nhiễm, bởi các vết cào xước hoặc sờ mó vào thương tổn.
- U mềm lây thường gặp ở trẻ nhỏ.
- Thời gian ủ bệnh khác nhau trong khoảng từ 4 đến 8 tuần.
- Ở một số bệnh nhân có miễn dịch tốt sau vài tháng bệnh tự khỏi.
Thời kỳ ủ bệnh: sau khi bị lây vào cơ thể người, vi-rút sinh sôi nẩy nở và cho đến khoảng 2 tuần đến 6 tháng thì gây ra bệnh.
Bệnh thường có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường nhất ở người trẻ tuổi và trẻ em. Virus lây bằng cách truyền từ người sang người khi bơi chung hồ tắm, dùng chung khăn tắm, tiếp xúc gần gũi, lây truyền qua tiếp xúc da - da, và lây truyền qua quan hệ tình dục .
Lâm sàng - Khởi đầu thương tổn là sẩn tròn gồ cao trên da , chắc, bề mặt nhẵn, trung tâm sẩn lõm .Các sẩn thường tập trung thành nhóm. Kích cỡ mỗi sẩn thường từ 2 đến 6 mm đường kính.
- Vị trí phân bố thương tổn ở trẻ em là ở mặt, tay, chân và thân mình. Niêm mạc không có thương tổn.
- Đôi khi thương tổn có đỏ và bong vẩy xung quanh do quá trình cào , gãi hoặc do phản ứng tăng nhậy cảm của sẩn.
- Thương tổn không có ở bàn tay và bàn chân.
Các sẩn thường riêng rẽ từng cái, nhưng cũng cá biệt thành đám.
Điều trị : Nhiều khi tự khỏi ngẫu nhiên
- Điều trị áp lạnh với nitơ.
- Nạo bằng curret các u mềm lây, trước khi nạo phải bôi kem EMLA 2,5% để làm tê thương tổn. Khi nạo curret phải tránh không để tạo sẹo tại các vùng thẩm mỹ.
- Sử dụng cantharidin 0,7% bôi lên các thương tổn đơn độc, thuốc tránh không bôi lên mặt.
- Liệu pháp dùng nitơ lạnh kết hợp với nạo bằng curret có hiệu quả trên những bệnh nhân lớn mà không thể sử dụng được các liệu pháp điều trị khác, áp lạnh 10 - 15 giây
- Đôi khi có thể điều trị bằng laser.
Con chị hay tái phát u mềm chứng tỏ trẻ dễ nhiễm virus này. Chị cần cho cháu kiểm tra tình trạng miễn dịch và tư vấn bác sỹ chọn phương pháp điều trị khác cho phù hợp.

Trường hợp này con chị mắc tiêu chảy sơ sinh. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh, đôi khi tiêu chảy là dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Trước tiên chị cần cho biết thông tin về chế độ ăn của trẻ. Bình thường, trẻ được khuyến cáo bú mẹ hoàn toàn trong 4- 6 tháng đầu. Nếu trẻ phải ăn sữa công thức sớm, hệ thống vi khuẩn đường ruột trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ, vệ sinh bình sữa không sạch sẽ dễ gây tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ. Hơn nữa, kể cả cháu bú mẹ, nếu mẹ không vệ sinh vùng núm vú sạch sẽ trẻ cũng dễ bị nhiễm khuẩn.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 7 ngày thường là tình trạng nặng vì trẻ còn non yếu, chưa có khả năng dùng các dung dịch điện giải như Oresol. Chị nên cho cháu đến các cơ sở y tế để các bác sỹ khám, đánh giá tình trạng mất nước và tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

Ai cũng mong con mình có một chiều cao và cân nặng lý tưởng. Tuy nhiên chiều cao đứa trẻ phụ thuộc vào yếu tố gen (chiều cao của bố mẹ) và chế độ dinh dưỡng.
Thực tế, chúng ta rất khó can thiệp vào vấn đề gen. Để cải thiện chiều cao và cân nặng, các bà mẹ nên xem lại bên cạnh việc ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc, bố mẹ đã cho con vận động cần và đủ để phát triển một cách tốt nhất chưa. Nhiều bố mẹ chủ quan cho rằng trẻ con thường hiếu động và hoạt động suốt cả ngày thì hướng dẫn vận động thể chất là thừa. Chính những quan điểm sai lầm này ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội phát triển thể chất của trẻ. Việc hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ mang lại những bước ngoặt phát triển không ngờ về thể chất và hệ miễn dịch cho bé mà nhiều bố mẹ chưa biết đến.
Thực hiện bài tập massage giúp trẻ tăng chiều cao và phát triển những kĩ năng vận động cần thiết. Vì trẻ còn nhỏ nên các động tác massage như xoa, vuốt cần được thực hiện nhẹ nhàng, nên được thực hiện theo một chiều từ trên xuống. Đặc biệt bố mẹ cần tránh uốn, nắn xương khớp trẻ mạnh tay vì xương trẻ còn mềm yếu sẽ không chịu được lực tác động lớn.
Về chế độ dinh dưỡng, cần đa dạng chế độ ăn, chế độ phù hợp theo lứa tuổi . Khi trẻ thiếu vi chất sẽ bổ sung hàm lượng cao hơn thông qua thuốc và ưu tiên chọn nhóm thực phẩm giàu nhóm khoáng chất bị thiếu.
Trong nhóm khoáng chất thì canxi, phosphor, magne, kẽm, sắt… là cần thiết và quan trọng nhất. Nhóm này có nhiều trong sữa và chế phẩm sữa. Vì vậy, với trẻ em, cha mẹ nên cho bé uống sữa đều đặn. Canxi còn có nhiều trong xương cá, vỏ tôm cua, ốc… Phosphor có nhiều trong các loại đạm. Kẽm có trong hải sản, trứng, thức ăn động vật. Sắt có nhiều trong thịt, cá màu đỏ, rau xanh sậm, thực phẩm bổ sung sắt. Men vi sinh có chứa thành phần sữa non giúp hỗ trợ tối đa việc tăng chiều cao cho trẻ, đồng thời bạn cần cho con trẻ vận động ngoài trời và tập các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi. Ngủ ngon và đủ giấc cũng là một trong những yếu tố giúp bé cải thiện chiều cao.

Theo thông tin chị gửi, có nhiều thông tin chưa rõ ràng như cháu sốt như thế nào, nổi nốt ở vị trí nào trong cơ thể.
Có 2 khả năng có thể xảy ra với con chị
- Con chị có thể mắc tay chân miệng:
Đặc điểm bệnh tay chân miệng: Giai đoạn ủ bệnh từ 3-7 ngày, trẻ đã tiếp xúc với nguồn lây từ trước.
Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm.
- Sốt nhẹ.
- Nôn.
- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
- Con chị cũng có thể mắc thủy đậu:
Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc với nguồn lây nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10 đến 21 ngày.
Triệu chứng khởi phát thường là sốt nhẹ từ một đến 2 ngày, cảm giác mệt mỏi mỏi toàn thân, và phát ban
Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, sau lan xuống thân mình , sau cùng xuống đến tay chân. Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
Thủy đậu nếu không có biến chứng có thể khỏi sau 5- 7 ngày

Con nhà chị nhiều khả năng bị sốt phát ban
Đối với bệnh sốt phát ban, hầu hết các trường hợp bắt đầu với triệu chứng sốt cao từng cơn (thân nhiệt có thể tăng lên 39-40 độ C) và xuất hiện ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, có thể nôn chớ. Thường trẻ khi mọc ban thì sốt giảm hoặc hết sốt. Các ban này thường dạng mẩn đỏ như đầu kê . Trẻ có thể kèm theo các triệu chứng như nổi hạch vùng đầu, mặt, cổ. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt... Nguyên nhân gây sốt thường do virut . Hầu hết bệnh sốt phát ban từ ngày thứ 4 trở đi người bệnh thường hết sốt, ăn được, da có thể bị nổi phát ban 3 -5 ngày rồi lặn.

Co giật do sốt cao xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hoặc một nguyên nhân khác đã xác định như rối loạn chuyển hoá hay động kinh trước đó không do sốt.
Co giật do sốt cao là hiện tượng co giật do một cơn sốt gây nên vì não của trẻ nhỏ chưa được phát triển đầy đủ và chưa được biệt hóa nên rất nhạy cảm với rối loạn nhiệt độ. Khi sốt cao trên 390 thường kích thích não trẻ nhỏ gây một cơn co giật. Trong cơn co giật do sốt, trẻ thường mất cảm giác, co giật cả tay chân và toàn bộ cơ thể ( co cứng hay co giật toàn thân).
Hầu hết cơn co giật kéo dài trong 1 -2 phút, thường có thời gian co giật < 15 phút, không có dấu thần kinh cục bộ và không có cơn thứ hai. Bệnh thường khỏi, 90 % trường hợp kết thúc mà không để lại di chứng nào.
Đa số các cơn co giật do sốt thường tự hết theo thời gian, mà chưa cần xử trí gì. Tuy nhiên trẻ cần được thăm khám lại lâm sàng, tìm nguyên nhân gây sốt và điều trị sốt và điều trị nguyên nhân.
Trường hợp cháu chị 7 tuổi, có hiện tượng co cứng cả tay và chân khi sốt cao nhiều khả năng cháu bị sốt cao co giật. Chị cần đưa cháu đến cơ sở y tế để các bác sỹ khám, tư vấn xử trí các cơn co giật khi sốt cao. Đồng thời cháu cần kiểm tra điện não đồ để xem co giật có để lại di chứng không.

Nanh sữa là nang lợi ở trẻ sơ sinh, là một loại tổn thương lành tính hay gặp ở niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn.
Nanh sữa ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng sau khi sinh.
Bản chất của nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa đầy chất keratin màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại.
Đa số trường hợp nanh sữa không gây đau đớn hay khó chịu gì nhiều cho trẻ. Tuy nhiên, cũng có trẻ quấy khóc hoặc bỏ bú do nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây sưng đau khi chạm phải.
Khi bị nhiễm khuẩn, nanh vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, sưng thậm chí còn bị loét do sang chấn, có thể có sốt nhẹ.
Khi trẻ đã được chẩn đoán bị nanh sữa, cha mẹ cần theo dõi xem nanh sữa có gây khó chịu gì cho trẻ không, trẻ có quấy khóc, sốt, bỏ bú hay không… Nếu không có các dấu hiệu trên thì chỉ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sau các lần bú và theo dõi các nanh này. Bình thường, nanh sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần.
Khi nanh có dấu hiệu nhiễm khuẩn gây đau, khó chịu cho trẻ cần đưa trẻ đến khám nha sĩ để chích hay nhể nanh.

Biến chứng của quai bị: Quai bị là một bệnh lành tính, ít khi gây ra các biến chứng. Tuy nhiên một số trường hợp quai bị có thể gây ra một số biến chứng từ nhẹ đến nặng.
1- Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng này gặp ở 20-35% người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị. Biến chứng thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày, nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
2- Nhồi máu phổi: là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị do hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
3- Viêm buồng trứng: Gặp ở 7% nữ sau tuổi dậy thì mắc quai bị, ít khi dẫn đến vô sinh .
4- Viêm tụy: là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.
5- Các tổn thương thần kinh: Viêm não có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các triệu chứng như thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.
6- Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Con chị sau dùng Aspirin hai ngày thì xuất hiện đi tiểu máu. Tiểu máu rất ít gặp trong các biến chứng của quai bị. Tuy nhiên tác dụng phụ của Aspirin có thể gây chảy máu, giảm tiểu cầu, loét dạ dày và tá tràng, suy tim , suy gan, suy thận; chính vì thế cần hết sức thận trọng khi chỉ định điều trị bằng Aspirin.
Chị nên đưa cháu đến các cơ sở y tế để khám tổng quát và làm xét nghiệm kiểm tra chức năng các cơ quan trong cơ thể.

Mềm sụn thanh quản là một bất thường bẩm sinh của sụn thanh quản. Bệnh gây nên tiếng thở rít thì thở vào.
Nguyên nhân thường gặp là do sự mềm của các cấu trúc thượng thanh môn làm xẹp thanh quản vào trong- trong thì hít vào, gây tắc nghẽn đường hô hấp trên.
Mềm sụn thanh quản thường có triệu chứng rõ ràng sau 6 tuần tuổi, tăng dần trong 6 tháng đầu, triệu chứng rõ hơn khi khóc, kích thích, ăn uống hoặc nằm ngửa hay sau nhiễm trùng hô hấp trên. Khi trẻ ngủ yên hoặc nằm nghiêng thì tiếng rít sẽ nhẹ hơn so với lúc trẻ thức bú hay cử động nhiều. Các triệu chứng sẽ giảm khi trẻ 18-24 tháng.
Chị nên cho cháu đến các cơ sở y tế để các bác sỹ tiến hành khám và chẩn đoán xác định cho cháu.

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp trên hay gặp ở trẻ em. Bệnh thường gây ra bởi virus, do vậy ít khi phải dùng kháng sinh. Kháng sinh chỉ được chỉ định khi xét nghiệm khẳng định trẻ viêm họng do vi khuẩn và viêm họng nặng.
Nguyên tắc điều trị viêm họng ở trẻ em là: vệ sinh mũi họng hàng ngày
Dùng thuốc hạ nhiệt khi trẻ sốt cao
Cho trẻ uống đủ nước
Có thể cho trẻ dùng một số thuốc giảm ho, nhất là thuốc đông y để trẻ giảm ho, giảm đau rát họng
Cho trẻ ăn nhiều hoa quả
Trẻ được dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ. Loại kháng sinh và thời gian dùng kháng sinh tùy thuộc vào loại nguyên nhân gây viêm họng. Dừng kháng sinh sớm có thể làm bệnh lâu khỏi hoặc gây hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.

Nấm miệng là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Hơn nữa do trẻ ở lứa tuổi nhỏ nên rất khó chăm sóc cho sức khoẻ răng miệng .
Nấm miệng là bệnh gây ra do nấm nên chúng ta có thể điều trị tại chỗ cho trẻ bằng thuốc kháng nấm Candida, đồng thời tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ. Nystatin là thuốc hay được dùng để điều trị nấm miệng tại chỗ.
Miconazole dạng gel cũng là thuốc hay được dùng để điều trị nấm miệng. Dartarin là biệt dược của thuốc trong công thức cấu tạo chứa Miconazole.
Trình tự điều trị nấm miệng:
Đánh tưa miệng cho trẻ. Quá trình đánh tưa lưỡi có thể kích thích gây nôn chớ nên thời điểm đánh tưa miệng tốt nhất là lúc trẻ đói, trước ăn.
Trước tiên cần vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ, sau đó lấy miếng gạc miệng quấn quanh ngón tay (ngón tay để đánh tưa lưỡi phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé) và nhúng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc miệng nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau bé.
Dùng miếng gạc thấm thuốc chống nấm Nystatin hay Miconazole với lượng vừa đủ. Nếu nấm miệng xuất hiện ở nhiều nơi, nên đánh tưa theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng và lưỡi sau cùng, từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn chớ của trẻ.
Đối với đa số trẻ em bị nấm miệng, chỉ cần dùng thuốc điều trị tại chỗ là có thể điều trị thành công, chỉ một số hiếm trường hợp phải dùng thuốc uống tác dụng toàn thân như những trường hợp không đáp ứng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ và đối với những bé bị suy giảm hệ miễn dịch. Thường dùng thuốc uống là Nystatin dạng viên.
Mặc dù một số trẻ bị nấm miệng được điều trị đúng thuốc, đủ thời gian nhưng sau đó hay bị tái phát, hay kéo dài là do bị tái nhiễm từ các dụng cụ sinh hoạt có nhiễm nấm Candida chưa được làm sạch hoặc từ các vật dụng có nhiễm nấm như núm vú giả, bàn chải, đồ chơi.
Trẻ còn bú mẹ bị tái nhiễm có thể do núm vú mẹ mang nấm Candida (núm vú mẹ đau, rát, bỏng, ngứa hay xuất hiện ban màu hồng...), khi đó nên bôi thuốc chống nấm lên núm vú của mẹ.

Viêm lưỡi bản đồ là tình trạng viêm lành tính của lưỡi. Mặt trên lưỡi xuất hiện những viền màu trắng phía trong có màu đỏ sậm, làm mất gai lưỡi. Thường lúc đầu xuất hiện một vết nhỏ sau đó lan rộng ra, đôi khi có nhiều vết trên lưỡi. Những gờ hình ngoằn ngoèo làm cho bề mặt của lưỡi giống như hình bản đồ. Nguyên nhân của bệnh viêm lưỡi bản đồ vẫn chưa được biết rõ.
Không có điều trị đặc hiệu để chữa bệnh viêm lưỡi bản đồ mà nó có thể khỏi một cách tự nhiên , việc điều trị chỉ là chữa triệu chứng.
Khi bệnh tiến triển, nếu trẻ đau nhiều hoặc loét và có mụn mủ ở lưỡi thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh đường toàn thân hoặc tại chỗ. Cho trẻ thuốc giảm đau nếu có biểu hiện đau rát. Có thể bôi tại chỗ các thuốc sát khuẩn và giảm đau chống viêm như Kamistad. Trẻ cần được bổ xung các vitamin nhóm B (B1, B2, B6) và vitamin C.
Thông thường tình trạng viêm lưỡi bản đồ không kéo dài và tự khỏi . Trẻ nên tránh những thức ăn nóng hay có nhiều gia vị . Giữ gìn vệ sinh răng miệng để tránh tình trạng viêm loét kèm theo. Nên cho trẻ uống nhiều nước.

Bao quy đầu là một bao da mỏng bọc phía ngoài của quy đầu dương vật, gồm hai lớp da. Lớp ngoài liền với da của thân dương vật, sau khi trùm kín quy đầu rồi gập lại 180 độ. Lớp trong dính sát vào rãnh quy đầu. Bên trong hai lớp da này được cấu tạo bởi mô liên kết gồm rất nhiều sợi chun giãn, đàn hồi; giúp bao qui đầu có thể lộn lên và xuống dễ dàng.
Con chị 9 tháng tuổi và đã được xác định là hẹp bao quy đầu, chị nên đưa cháu đến cơ sở y tế để các bác sỹ chuyên khoa Ngoại nhi hoặc chuyên khoa Nhi khám và tư vấn cho chị.
Thông thường trẻ sẽ được chỉ định nong bao quy đầu.
Nong bao quy đầu là thủ thuật rất đơn giản, cần nong rộng và bóc tách hết chỗ bám dính.
Trẻ cũng có thể được chỉ định cắt bao quy đầu. Đây là biện pháp triệt để tránh hẹp lại, cũng như làm cho dương vật phát triển tốt.
Hiện nay, người ta cũng có thể dùng một số loại thuốc bôi lên da vùng dương vật hàng ngày nhằm làm mềm da vùng dương vật, giúp bao quy đầu lộn lên và xuống dễ dàng. Trẻ em khi tắm rửa nên rửa và lộn bao quy đầu.
Đau đầu ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân. Trước tiên cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau đàu mới có hướng xử trí phù hợp.
Chấn thương đầu: Đau đầu thường gặp sau tai nạn va chạm mạnh vào vùng đầu. Trẻ thường có triệu chứng như đau đầu, nôn, buồn nôn, bầm tím vùng đầu. Trường hợp nặng có thể co giật, hôn mê. Trẻ cần được đi khám bác sĩ nếu cơn đau đầu liên tục xấu đi xảy ra sau chấn thương vùng đầu. Trường hợp con chị bị ngã vập đầu cách đây mấy tháng và chị đã đi khám bác sỹ nên khả năng này khó có thể xảy ra.
Bệnh nhiễm trùng: Nhức đầu là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em. Viêm tai giữa, viêm xoang, cảm lạnh và cảm cúm thường kèm theo nhức đầu. Con chị đã đi khám ở viện Nhi và đã được các bác sỹ chẩn đoán viêm đường hô hấp trên. Các bác sỹ đã kê đơn thuốc và bệnh cũng có xu hướng thuyên giảm. Chị nên cho cháu đến khám lại bệnh viện để các bác sỹ thăm khám lại, làm các xét nghiệm bổ sung và có hướng điều trị phù hợp.
Yếu tố cảm xúc: Khi trẻ có vấn đề căng thẳng và lo lắng, một trong các dấu hiệu thường gặp là đau đầu . Trẻ em bị trầm cảm có thể phàn nàn đau đầu.
Yếu tố môi trường: Điều kiện trong môi trường, thay đổi thời tiết có thể gây ra đau đầu.
Một số loại thực phẩm và đồ uống: Một số các phụ gia thực phẩm bột ngọt có thể gây ra đau đầu. Ngoài ra, soda, cà phê, sô cô la và trà, có thể gây ra đau đầu.
Tốt nhất chị nên cho cháu đến khám lại tại cơ sở y tế để các thầy thuốc xác định lại vấn đề và có hướng xử trí phù hợp.

Trẻ 22 tuần răng mới bắt đầu hình thành, chưa có khả năng nghiền kỹ các loại thức ăn hạt to như cháo, thịt. Vì vậy các thức ăn này khi vào vùng hầu họng thường kích thích trẻ làm trẻ có phản xạ nôn.
22 tuần là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Cách tốt nhất là tập cho trẻ ăn bột loãng 1 bữa/ngày, sau đó tập chuyển cho trẻ ăn bột đặc dần dần.
Trẻ nên ăn cháo khi hệ thống răng đã mọc tương đối đủ, vì khi đó răng có khả năng nghiền thức ăn.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không phải là ít gặp, khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, các bà mẹ ai cũng lo lắng vì kèm theo đó là hiện tượng kém ăn, bỏ bú… Chị đã dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ cho cháu là hoàn toàn hợp lý tuy nhiên cách nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị. Để điều trị cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi cần thực hiện như sau:
Nhỏ mũi cho trẻ đúng cách
-
Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.
-
Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.
-
Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
-
Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.
-
Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngày 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.
-
Ngoài ra cũng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất gây kích thích như phấn hoa, khói thuốc lá...
Nếu chị đã làm theo cách trên mà cháu vẫn không đỡ thì cần cho trẻ đi khám chuyên khoa Tai mũi họng để các thầy thuốc tư vấn thêm về cách điều trị.

Ho và khò khè là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa. Khi trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp, đờm thường hình thành tại đường thở, trẻ sẽ có phản xạ ho để đẩy đờm ra ngoài. Tuy nhiên trẻ nhỏ phản xạ ho khạc còn yếu nên trẻ thường nuốt đờm vào đường tiêu hóa, hậu quả trẻ mắc tiêu chảy.
Chị không nói rõ cháu ho và khò khè bao lâu, có kèm các triệu chứng khác như sốt không. Chị nên đưa cháu đến cơ sở y tế để các bác sỹ khám và tư vấn.

Con chị 4 tháng mọc răng là hoàn toàn bình thường. Trẻ thường bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 4- 6 tháng. Chất lượng răng tốt hay xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách chăm sóc răng miệng, vệ sinh răng, loại thức ăn hay được sử dụng và cơ địa của trẻ. Chị nhớ lưu ý vệ sinh răng cho cháu hàng ngày và sau các bữa ăn, không cho trẻ ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm hỏng men răng. Khi trẻ đã lớn nên chọn thuốc đánh răng phù hợp với lứa tuổi trẻ.

Anh cần nêu cụ thể thông tin con anh có các triệu chứng như anh tả là mới đây hay từ khi cháu chuyển sang ăn sữa bò hoặc sau khi đổi sang một loại sữa mới.
Triệu chứng dị ứng sữa khác nhau từ trẻ này sang trẻ khác, xảy ra từ một vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm có sữa. Thông thường, ngay sau khi trẻ ăn sữa, dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa có thể bao gồm: Phát ban ngoài da, ngứa và sưng nề quanh miệng, môi, nôn chớ, đau bụng, tiêu chảy, phân có thể có máu.
Không dung nạp sữa gây ra các triệu chứng khác nhau và đòi hỏi phải điều trị khác dị ứng sữa. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của không dung nạp lactose bao gồm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, sau khi uống sữa hoặc các sản phẩm có chứa sữa.
Anh nên cho cháu đến cơ sở y tế để khám, xét nghiệm phân và làm các xét nghiệm phát hiện tình trạng dị ứng sữa, khi đó các thầy thuốc sẽ tư vấn cho anh để anh chọn loại thức ăn phù hợp cho cháu bé.

Nếu trong 4 ngày mà trẻ sút đi 6 lạng là khá nhiều. Có thể do cháu mọc răng, viêm loét miệng họng làm trẻ khó chịu, quấy khóc, không chịu ăn. Chị cần cho cháu đi khám để các bác sỹ tìm ra nguyên nhân và có tư vấn phù hợp.
Trẻ giai đoạn này đang là giai đoạn mọc răng và tập bò, vì thế rất thích cho tay vào mồm và có thể gây hậu quả dễ nhiễm giun. Các thuốc hiện này dùng để tấy giun chỉ khuyến cáo cho trẻ trên 2 tuổi. Có nhóm thuốc dùng để tẩy giun cho trẻ từ 1 tuổi trở lên nhưng thường được chỉ định khi trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng do nhiễm nhiều giun. Trường hợp con chị mới 10 tháng, chị nên đưa cháu đến bệnh viện Nhi, các thầy thuốc sẽ tiến hành xét nghiệm phân, tìm ra nguyên nhân gây phân bọt và ký sinh trùng trong phân, từ đó có cách điều trị phù hợp.
Chị cũng cần lưu ý vệ sinh tay cho cháu thường xuyên nhằm tránh lây nhiễm các vi khuẩn có hại và ký sinh trùng.

Thông tin chị đưa ra khá hay gặp ở các cháu nhỏ. Dấu hiệu nôn khan hay gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau. Cháu nhà chị 6 tuổi, có biểu hiện nôn khan từ bé, chị cần có cháu đi khám chuyên khoa Tai mũi họng nhằm phát hiện và loại trừ các bệnh lý thuộc chuyên khoa. Nôn khan cũng hay gặp ở các trẻ viêm dạ dày hoặc các bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Chị có thể cho cháu đi khám chuyên khoa tiêu hóa để các thầy thuốc tư vấn. Có một số cháu nhỏ khi mắc các bệnh lý đường hô hấp rất hay có biểu hiện nôn tất cả mọi thứ. Thực chất khi đờm hình thành do quá trình viêm tại đường thở, cơ chế bảo vệ của cơ thể là ho để khạc đờm ra ngoài. Khi trẻ ho mạnh, dùng nhiều cơ hô hấp phụ thường gây phản xạ nôn ra thức ăn. Dấu hiệu này chỉ có trong đợt bệnh hô hấp, hết bệnh trẻ lại trở về bình thường.

Về sinh lý, trẻ phải thở qua đường mũi. Tuy nhiên có một số trẻ em thường há miệng để hô hấp, thông qua miệng để hít thở chứ không phải thông qua mũi. Trong số những em dùng miệng để hô hấp có một số do bị ngạt mũi, không thể thở bằng mũi, một số thì mũi thông nhưng do quen thở bằng miệng.
Đối với những trẻ em có thói quen hô hấp bằng miệng, nên xem xét nguyên nhân để tiến hành điều trị một cách tương ứng. Đối với những em mũi không thông nên đến khám tại chuyên khoa tai mũi họng ... làm cho mũi thông thoát. Trường hợp hô hấp bằng miệng do amiđan sưng to nên chữa amiđan. Những em hô hấp bằng miệng chỉ đơn thuần do thói quen thì nên bảo ban sửa cho các em thói quen không tốt đó, để các em dùng mũi hô hấp.
Trường hợp con chị nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa tai mũi họng để loại trừ các bệnh lý mũi họng và có hướng xử trí kịp thời.

Khi trẻ bị sốt, anh chị cần xử trí theo các bước sau
- Nới rộng quần áo, cởi bỏ tất, bỉm
- Cho cháu nằm ở phòng thoáng mát, nhiệt độ lý tưởng 28- 300C
- Cho cháu uống thuốc hạ nhiệu khi sốt trên 3805C. Có hai nhóm thuốc hay được sử dụng là Paracetamol và Ibuprofen. Liều dùng thuốc tùy thuộc vào cân nặng của trẻ. Trong trường hợp này anh chị không nói rõ cháu cân nặng bao nhiều. Nếu nhà anh có thuốc hạ nhiệt Efferangan thì có thể dùng liều 10 -15 mg/kg/ lần. Nếu cháu vẫn sốt cao thì nhắc lại thuốc sau 4 - 6 tiếng.
- Chườm ấm cho trẻ, chườm vùng trán, nách, bẹn
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu
Trong trường hợp đã xử trí như trên mà trẻ vẫn sốt cao liên tục thì cần cho trẻ vào các cơ sở y tế để khám và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân. Nhiều cháu cần dùng các thuốc kháng sinh hoặc chống viêm để điều trị nguyên nhân mới giúp hạ sốt được.

Con chị có khả năng bị viêm rốn có mủ. Các mẹ có thể phát hiện bé bị viêm rốn có mủ khi thấy những triệu chứng sau: chân rốn bé bị tấy đỏ, phù nề, có mùi hôi, luôn ẩm ướt, chảy mủ vàng và lâu rụng. Bé có thể bị sốt hoặc không, quấy khóc, không chịu bú …
Hiện con chị mới viêm rốn mức độ nhẹ, các mẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách thay băng hàng ngày cho bé, nặn hết mủ, rửa rốn bằng dung dịch oxy già hoặc Betadin, sau đó lau khô rồi rắc bột kháng sinh, dùng băng gạc vô trùng băng lại. Tuy nhiên nếu biểu hiện bệnh nặng, bé sốt cao, bỏ bú, toàn thân mệt mỏi, suy sụp … cần phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế.

Con chị có khả năng bị thoát vị bẹn. Thoát vị bẹn ở trẻ em là bệnh lý bẩm sinh khá phổ biến. Thoát vị bẹn là trường hợp ruột chui xuống khe hở chui qua ống bẹn xuống bìu. Khi đó các tạng bên trong ổ bụng đi qua điểm yếu ở thành sau của ống bẹn.
Nguyên nhân thoát vị bẹn là do ống bẹn và ống phúc tinh mạc không bịt kín ngay khi trẻ chào đời, biểu hiện bằng một khối phồng tại vùng bẹn – bìu ở bé trai và ở gần âm hộ của bé gái. Đối với nam giới đôi khi ruột còn chui xuống vùng bìu làm bìu căng phồng, đối với nữ giới đôi khi buồng trứng chui vào khe hở, tỉ lệ bệnh gặp nam giới nhiều hơn nữ giới, tỉ lệ khoảng 9:1.
Nguy cơ tiềm ẩn của thoát vị bẹn là khi ruột không quay trở lại ổ bụng được, khi đó gọi là thoát vị bẹn nghẹt. Ruột bị kẹt lại ở bìu, thiếu máu nuôi dưỡng, đồng thời xuất hiện các dấu hiệu đau và tắc ruột, cần phải mổ cấp cứu.
Nguyên tắc điều trị thoát vị bẹn là điều trị ngoại khoa. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Theo dõi cho đến 1 tuổi, nếu không tự khỏi thì mổ, ngoại trừ khi có biến chứng. Trẻ trên 1 tuổi: Mổ thắt túi thoát vị.
Tốt nhất chị nên cho cháu đến cơ sở ngoại nhi để các bác sỹ khám và tư vấn thêm.

Khi siêu âm thai nhi, ngoài đánh giá các chỉ số phát triển của em bé, bác sĩ thường đánh giá độ trưởng thành của bánh rau bằng hình ảnh can-xi hóa. Đây là quá trình lắng đọng canxi giữa bánh rau và cơ tử cung, xuất hiện ở những thai gần đủ tháng. Điều này chỉ nói lên sự trưởng thành của thai chứ không có nghĩa là bánh rau bị thoái hóa. Qua độ can-xi hóa rau thai, bác sĩ cũng đánh giá được độ trưởng thành của thai nhi.
Tuổi thai càng lớn thì độ trưởng thành của rau thai càng cao, nhưng ở mỗi người biểu hiện khác nhau, tùy mỗi người mà quá trình can-xi hoá diễn ra nhanh hay chậm.
Khi bị vôi hóa rau thai nhiều, dinh dưỡng từ mẹ sang con sẽ kém hơn. Khi vôi hóa bánh rau mức độ 3 (độ cao nhất), thai nhi sẽ chậm lên cân, thậm chí sụt cân. Trẻ đủ tháng là trẻ sinh ra sau 37 tuần và có cân nặng trên 2500gr. Con của chị hiện nay đã 2400gr. Chị cần ăn đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ sữa để đảm bảo dinh dưỡng cho mình và cho thai nhi vì giai đoạn cuối của thai kỳ thường là giai đoạn tăng cân nhanh. Tất cả các thai phụ cần đi khám theo đúng chỉ định, đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Xanh Methylen là thuốc sát khuẩn. Trẻ mắc chân tay miệng thường có mụn nước ngoài da, bộ phận sinh dục. Bạn có thể bôi xanh methylen ngoài da để sát khuẩn và phòng các biến chứng viêm da cho trẻ. Tuy nhiên vì Xanh methylen là thuốc có màu nên nhược điểm của nó là làm che lấp các tổn thương nên nếu vết thương có mủ hoặc lan rộng khó nhìn thấy. Tốt nhất bạn nên chọn các loại thuốc sát khuẩn không màu. Bôi Xanh methylen với nồng độ thông thường không ảnh hưởng gì đến bộ phận sinh dục.
-
PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu ThúyTrưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà nội.Phó trưởng khoa miễn dịch dị ứng, bv Nhi Trung ương.Đặt câu hỏi
Nga
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
U nang buồng trứng - nguy hiểm nếu không loại bỏ sớm
Có đến 80% phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng. Hãy tìm hiểu ngay để biết phương pháp loại bỏ sớm căn bệnh này.
- Đẩy lùi nỗi lo u nang buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi
- Cẩm nang vàng trước và sau phẫu thuật u nang buồng trứng
-
Khởi tố kẻ hành hung bác sĩ tại BV Xanh Pôn
SKĐS - Tin từ cơ quan CSĐT – công an Q. Ba Đình, Hà Nội cho biết, ngày 20/4, cơ quan này đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trương Văn Thanh (SN 1986, trú tại cụm 5, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) để điều tra về hành vi "Gây rối trật tự công cộng". - Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị công an cắm chốt tại các bệnh viện trước vấn nạn hành hung
- Phó Giám đốc Bệnh viện K chỉ rõ các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư
- Bác sỹ đang bị tước một quyền cơ bản của công dân
- Quảng Bình: Mời bác sĩ Cuba sang làm việc tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới
Trịnh Công Khải (trinhcongkhai@gmail.com)
Mai Hồng Nhung (Maihongnhung3@gmai.com)
Lê Thanh Thảo (Lethanhthao8684@gmail.com)
Doan Nguyen (doannguyen06@gmail.com)
Lê Cường (doikhaithactalung@gmail.com)
trần quang thành (tquangthanh39@gmail.com)
Nguyễn Quý Dương (ngu_thi_chet87@yahoo.com)
Nguyễn Anh Lài (laianh.nguyen@gmail.com)
Nguyễn Hoa (Wolfie.joonggie@gmail.com)
Nguyễn Hoa (Wolfie.joonggie@gmail.com)
Võ thị xuân hoàng (Bebi@gmail.com)
Tô Bích Ngọc (tothibichngocthp@gmail.com)