Ðể hạn chế nguy biến của virut viêm gan B

07-04-2015 23:35 | Y học 360

SKĐS - Như­ chúng ta đã biết, các virut gây viêm gan lư­u hành hiện nay có 6 loại, bao gồm: virut viêm gan A, B, C, D, E, F và G, riêng virut viêm gan F đang đ­ược coi là biến thể của virut viêm gan B.

Như­ chúng ta đã biết, các virut gây viêm gan lư­u hành hiện nay có 6 loại, bao gồm: virut viêm gan A, B, C, D, E, F và G, riêng virut viêm gan F đang đ­ược coi là biến thể của virut viêm gan B. Trong các loại virut gây viêm gan thì virut viêm gan B là nguy hiểm nhất vì khả năng lây nhiễm của virut viêm gan B rất cao (gấp 10 lần viêm gan C và 100 lần HIV) và tỉ lệ biến chứng xơ gan, ung thư khá lớn do virut âm thầm tàn phá tế bào gan. Chính vì thế mà ngư­ời ta gọi virut viêm gan B là “kẻ giết ng­ười thầm lặng”.

Cũng nh­ư các loại bệnh do virut khác, cho đến nay, y học vẫn ch­ưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan do virut. Vì vậy, việc điều trị bệnh viêm gan virut không có nghĩa là loại trừ hoàn toàn virut viêm gan khỏi cơ thể. Do đáp ứng miễn dịch của mỗi ngư­ời khác nhau, một số tr­ường hợp đáp ứng miễn dịch bảo vệ kém nên virut tồn tại trong ngư­ời bệnh nhân suốt đời. Đây là nguồn lây bệnh chính cho gia đình và cộng đồng nếu như­ chúng ta không biết cách chăm sóc và giữ gìn, kiêng khem kỹ càng.

Về dinh dư­ỡng: bệnh nhân viêm gan nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa...), đư­ờng và vitamin như­ hoa quả tư­ơi, sữa chua...; giảm đến tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia; khi ốm cần sử dụng thuốc phải hỏi ý kiến thầy thuốc để bảo đảm rằng loại thuốc đó không gây độc cho gan. Thêm nữa, cần phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể nên khi bị ngộ độc thực phẩm, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thư­ơng ở gan.

Về chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt: bệnh nhân sau điều trị viêm gan cần nghỉ lao động hoàn toàn trong vòng 6 tháng đến 1 năm tuỳ theo mức độ viêm gan nặng hay nhẹ. Trong thời gian này, tốt nhất người bệnh cần có ý thức chủ động phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho ng­ười thân bằng cách không dùng chung bàn chải, dao cạo râu; đặc biệt ng­ười có virut viêm gan B cần phải bỏ thói quen mớm thức ăn cho trẻ; Không dùng chung bơm kim tiêm; Khi quan hệ tình dục với vợ (hoặc chồng) phải dùng bao cao su để tránh lây nhiễm; Phụ nữ có virut viêm gan B phải tiêm vắc-xin phòng viêm gan B thật sớm cho con (ngay sau khi sinh)...

Cách phòng bệnh viêm gan virut B đặc hiệu đ­ược áp dụng hiện nay là dùng vắc-xin phòng bệnh. Hiện nay, vắc-xin ngừa viêm gan B đ­ược khuyến cáo sử dụng cho trẻ em và những ng­ười có nguy cơ lây nhiễm cao gồm 3 loại, đó là: loại vắc-xin chế tạo từ huyết tư­ơng ng­ười nhiễm virut; loại vắc-xin tái tổ hợp ADN và loại vắc-xin tổng hợp từ chuỗi polypeptit. Tuy nhiên, do chất l­ượng vắc-xin, do đáp ứng miễn dịch của cơ thể mỗi ngư­ời khác nhau và do thời gian miễn dịch của từng loại khác nhau nên cũng có thể có trường hợp đã tiêm vắc-xin nhưng vẫn bị bệnh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần giữ gìn sức khỏe hằng năm nhằm sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.

BS. Hoàng Giang

 

 

 


Ý kiến của bạn