Đừng đổ lỗi cho Panama, trốn thuế là vấn nạn toàn thế giới

13-04-2016 10:39 | Quốc tế

SKĐS - Cả thế giới đang chấn động vì “Hồ sơ Panama” bởi những tiết lộ khủng khiếp của nó về vấn nạn trốn thuế. Nhiều con mắt đổ dồn về Panama và cho rằng đó là nơi tạo điều kiện trốn thuế hoàn hảo. Trong bối cảnh đó, Tổng thống Panama Juan Carlos Varela có bài viết “giải trình” trên tờ The New York Times (Mỹ). Báo Sức khỏe & Đời sống xin được giới thiệu bài viết này:

Cho dù được gọi là “Hồ sơ Panama” song những tài liệu này không chỉ nói về Panama. Chúng thậm chí còn chả liên quan mấy tới các công ty ở Panama. Hơn 11 triệu trang tài liệu, bị đánh cắp và tung ra bất hợp pháp vào tuần trước, đã hé lộ những tổ chức “ngầm” chưa bị phát hiện, làm chao đảo cả thế giới trước việc lợi dụng quá đà của những người giàu trước sự dễ tổn thương của cấu trúc tài chính.

Thật là không công bằng khi gọi những tài liệu này là “Hồ sơ Panama” khi mà chúng chỉ là những tài liệu của một công ty luật đơn lẻ có trụ sở đặt tại Panama. Và trốn thuế là vấn nạn toàn cầu.

Panama không đáng bị kết tội vì một vấn nạn của nhiều quốc gia khác. Nhưng chúng tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm để sửa chữa nó, một phần là vì sự minh bạch lớn hơn và những nỗ lực tiếp tục của các cải cách mà Panama thực hiện gần đây. Thế giới phải giải quyết vấn nạn trốn thuế một cách tập thể và cấp bách, và Panama sẵn sàng đứng lên dẫn đường.

Dung-do-loi-cho-Panama-Tron-thue-la-van-nan-toan-cau

Panama được mệnh danh là "thiên đường" trốn thuế

Quy mô “lộ mật” của các tài liệu Panama thật đáng nghẹt thở. Các tài liệu này cung cấp thông tin của hơn 14 nghìn ngân hàng, công ty luật, doanh nghiệp hợp nhất và công ty trung gian từ hơn 100 quốc gia. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ của một ngành công nghiệp thế giới đang nuôi dưỡng hàng nghìn tỉ USD.  Ngành công nghiệp này không chỉ giúp một số người giàu có thể “ẩn” đi sự giàu có của họ một các không công bằng, mà còn làm tổn hại sự phát triển toàn cầu bằng cách bòn rút các nguồn doanh thu mà có thể được dành cho giáo dục, chăm sóc y tế và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trái ngược với các báo cáo trên phương tiện truyền thông, hồ sơ Panama không thực hiện các phụ cấp đặc biệt cho các cơ sở hạ tầng “ngầm”. Sự kết hợp của Panama với các hoạt động “ngầm” xuất phát từ thực tế rằng hiện nay, các quốc gia mới chỉ đánh thuế nguồn thu nhập phát sinh từ bên trong, chứ không phải từ bên ngoài, do đó vẫn tồn tại việc căn cứ áp thuế theo các luật pháp lý liên quan. Những luật này, dựa vào các luật của New York và Delaware, có nguồn gốc từ năm 1927 và vẫn hiện đang được áp dụng. Tuy những luật này thường xuyên được củng cố thêm bằng những quy định bổ sung song những đối tượng xấu vẫn có thể “lách luật” để phục vụ các mục đích bất hợp pháp.

Ở các chính quyền trước đây, Panama không hề bị nghi ngờ là mục tiêu của tội phạm rửa tiền. Hôm nay, Panama cam kết sẽ áp dụng tất cả các cải cách minh bạch cần thiết để làm thỏa lòng cộng đồng quốc tế. Trong 21 tháng mà tôi cầm quyền, Panama đã thực hiện những bước để tăng cường tính minh bạch và sức mạnh của hệ thống pháp luật tài chính của nước này. Panama cũng đã phát triển một mạng lưới hiệp ước mạnh mẽ, cho phép trao đổi thông tin lẫn nhau.

Các quy định “Biết khách hàng của bạn” được tăng cường đáng kể và mở rộng không chỉ đối với các nhà cung cấp tài chính và doanh nghiệp mà còn cho cả các ngành công nghiệp phi tài chính dễ bị lạm dụng. Vào cuối tháng 1 vừa qua, Panama đã yêu cầu xác nhận danh tính của mọi cổ đông trong các công ty tại Panama.

Chính quyền chúng tôi còn công bố một cam kết để tự động trao đổi thông tin tài chính và doanh nghiệp, và đề xuất các bước mà Panama cho là phù hợp với các mục tiêu của cộng đồng quốc tế, trong đó có Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thông qua đề nghị Chuẩn mực Báo cáo chung của tổ chức này.

Những cải cách này đã được ghi nhận và xác nhận bởi cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Tổ chức Hành động chống nạn rửa tiền (FATFML). FATFML đã gạch bỏ Panama ra khỏi “danh sách xám” của mình và quá trình gạch bỏ diễn ra trong một khoảng thời gian nhanh kỷ lục.

Sự minh bạch tài chính của Panama do tổ chức phi chính phủ Mạng lưới Tư pháp thuế xếp hạng đã dần được cải thiện từ năm 2013. Và hiện nay, ở hạng mục này, Panama xếp trên cả Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ. Panama được ghi nhận tích cực trong bản đánh giá của Diễn đàn Minh bạch và Trao đổi thông tin về các mục đích thuế. Có thể nói, những cải cách này ở Panama, cùng với những nỗ lực quốc tế, đang được đền đáp lại.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc mà Panama cần làm. Tôi vừa được Bộ Ngoại giao Panama báo cáo rằng sẽ lập ra một Ủy ban độc lập gồm các chuyên gia quốc tế để đánh giá các chính sách, xác định những thực hành tốt nhất và đề xuất các biện pháp có thể chia sẻ với các quốc gia khác để tăng cường tính minh bạch và pháp lý tài chính toàn cầu. Panama sẽ tiếp tục hợp tác với các nước khác để truy tố các tội phạm vi phạm luật hình sự nước này.

Phản ứng của chúng tôi trước khủng hoảng hiện tại sẽ chính là sự kiểm định khả năng giải quyết và tiềm năng của chúng tôi.


Hà Anh
Ý kiến của bạn