Chữa đái tháo đường bằng việc biến đổi dòng vi khuẩn

10-02-2015 13:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Các nhà khoa học ĐH Cornell (Mỹ) đã sử dụng một dạng vi khuẩn đường ruột ở người được biến đổi nhằm tái lập trình tế bào chuột bị bệnh đái tháo đường khiến chúng có thể tiết insulin.

Các nhà khoa học ĐH Cornell (Mỹ) đã sử dụng một dạng vi khuẩn đường ruột ở người được biến đổi nhằm tái lập trình tế bào chuột bị bệnh đái tháo đường khiến chúng có thể tiết insulin. Nghiên cứu này đã tạo nên một triển vọng mới cho bệnh nhân đái tháo đường.

Nghiên cứu đã thực hiện biến đổi dòng vi khuẩn Lactobacillus để chúng có thể tiết glucagon peptide 1 (GLP-1) - một dạng hormon có thể phóng thích insulin trong phản ứng với thức ăn. Họ cho chuột bị đái tháo đường dùng Lactobacillus đã biến đổi trong 90 ngày và nhận thấy mức độ đường trong máu chuột hạ xuống thấp hơn 30%.

Nhóm nghiên cứu đang thử nghiệm liều lượng cao hơn để xem liệu có tác dụng phụ gây hại xảy ra trên chuột. Họ cũng đang cộng tác với Công ty Sinh dược học BioPancreate nhằm bào chế Lactobacillus thành dạng thuốc viên dành cho bệnh nhân đái tháo đường dùng vào mỗi buổi sáng nếu những nghiên cứu tiếp theo thành công.

Minh Khuê

(Theo Diabetes, 2/2015)

 

 

 


Ý kiến của bạn