Vậy có những thuốc gì dùng điều trị bệnh này và phòng chống thiếu máu như thế nào?
Mỹ Hạnh (Bắc giang)
Trước hết, để xác định thiếu máu bạn cần đến bệnh viện làm xét nghiệm xem có thực sự bị thiếu máu hay không và thiếu máu loại nào (nhược sắc, đẳng sắc hay ưu sắc). Cần phải xác định nguyên nhân gây thiếu máu vì có rất nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng này như do chấn thương, sau phẫu thuật, do giun móc, tóc, rong kinh, trĩ, loét dạ dày - tá tràng, do tan máu ở người có bất thường về hemoglobin, thiếu G 6PD, bệnh tự miễn, thiếu sắt, do thuốc hoặc hóa chất, sốt rét hoặc do tủy xương kém hoạt động hoặc không hoạt động hoặc do thiếu hụt các thành phần tổng hợp hemoglobin, sản xuất hồng cầu...
Bổ sung thực phẩm chứa sắt giúp phòng thiếu máu.
Các dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh thiếu máu nhưng có thể bao gồm: mệt mỏi, da nhợt nhạt, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, lạnh tay và chân, nhịp tim nhanh hoặc bất thường... Ban đầu, thiếu máu có thể rất nhẹ nên không được chú ý, nhưng dấu hiệu và triệu chứng sẽ xấu đi tăng lên nếu tiếp tục thiếu máu.
Điều trị thiếu máu có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, việc điều trị thiếu máu cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, thiếu máu thiếu sắt cần phải bổ sung sắt, có thể cần phải mất vài tháng hoặc lâu hơn. Thiếu vitamin gây thiếu máu, thiếu máu ác tính được điều trị bằng tiêm thuốc, thường là tiêm vitamin B12. Thiếu máu thiếu acid folic được điều trị bằng bổ sung acid folic... Trong quá trình điều trị thiếu máu cần phải kết hợp điều trị nguyên nhân gây thiếu máu và bồi dưỡng cơ thể.
Có thể giúp tránh được bệnh thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu thiếu vitamin bằng cách ăn uống lành mạnh và đa dạng các thực phẩm giàu sắt, folat, vitamin B12, vitamin C (giúp tăng hấp thu sắt).
BS. Nguyễn Bích Ngọc