Cách tự nhiên đối phó với hội chứng chân không nghỉ

07-02-2017 10:52 | Thông tin dược học

SKĐS - Hội chứng chân không nghỉ (RLS) là một bệnh thần kinh có liên quan tới cảm giác lạ ở chân, xuất hiện chủ yếu khi nghỉ ngơi.

Hội chứng chân không nghỉ (RLS) là một bệnh thần kinh có liên quan tới cảm giác lạ ở chân, xuất hiện chủ yếu khi nghỉ ngơi. Cảm giác này sẽ giảm nhờ cử động chân. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm giảm chất lượng sống. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia để đối phó với hội chứng này:

Sử dụng túi chườm ấm và chườm mát

Túi chườm ấm có thể làm giảm một phần các triệu chứng và là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho RLS vì nó giúp người bệnh quên đi bệnh tật. Bên cạnh đó bạn cũng có thể đắp gạc lạnh, gạc nóng, ngâm chân. Soda baking, muối biển và muối Epsom cũng giúp giảm các triệu chứng bệnh.

Ngủ đúng giờ

RLS chủ yếu xuất hiện khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng của nó giảm bằng cách cử động chân. Yếu tố này, cùng với bản chất gây khó chịu của các triệu chứng làm gián đoạn giấc ngủ. Do vậy, quan trọng là cần có giấc ngủ sâu.  Bạn cần ngủ vào một giờ cố định mỗi đêm để có giấc ngủ ngon.

Cách tự nhiên đối phó với hội chứng chân không nghỉ

Hấp thu đủ vitamin và khoáng chất

Nếu thiếu sắt được chứng minh là một nguyên nhân gây bệnh, cần bổ sung thực phẩm giàu sắt. Giống như người bị bệnh tim cần được kiểm tra hàm lượng cholesterol, người bị RLS cần được kiểm tra làm lượng ferritin. Người bệnh được khuyến nghị tăng cường hấp thu ckali, canxi, folat và magiê, tất cả các loại vitamin và khoáng chất này sẽ giúp giảm các triệu chứng RLS.

Những hoạt động hàng ngày và thói quen sống cần tránh

Người bệnh RLS nên tránh sử dụng quá mức cà phê, rượu và lạm dụng thuốc an thần. Người bệnh cũng được khuyên không uống rượu sau 6 giờ tối và tránh hút thuốc.

Trong khi đó, quan hệ tình dục được cho là giúp giảm các triệu chứng RLS. Điều này có thể do nó giải phóng epinephrine và dopamine.

Tập thiền và các kỹ thuật giúp giảm triệu chứng

Các hoạt động đánh thức tâm trí như thiền và giải câu đố ô chữ được cho là giúp người bệnh quên đi triệu chứng. Bất cứ  hoạt động nào khiến tâm trí bạn quên đi các triệu chứng như tính toán, đan len, đọc sách, xem phim hoặc những cuộc trò chuyện có ý nghĩa đều có ích.


BS Thu Vân
Ý kiến của bạn