Các phương pháp điều trị viêm nang lông

22-12-2022 06:52 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Viêm nang lông không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người bệnh...

1. Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông là bệnh ngoài da thường gặp. Bệnh có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm, có thể xuất hiện ở mọi vùng da có lông trên cơ thể. Khi bị viêm, tại vùng da có nang lông bị tổn thương nổi nốt sần sùi, lông không mọc ra ngoài được mà xoắn lại bên trong gây ngứa, thậm chí tạo thành mụn đỏ, mủ quanh vùng bị viêm.

2. Điều trị viêm nang lông thế nào?

Đa số các trường hợp viêm nang lông nhẹ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng khi vùng da bị viêm sưng, nóng, đỏ, đau hoặc lan rộng hơn thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và có phác đồ điều trị bệnh phù hợp. 

Điều trị viêm nang lông phụ thuộc vào triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh của từng bệnh nhân. Cần tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát. 

Phác đồ điều trị phổ biến bao gồm kết hợp thuốc bôi + thuốc uống. Nếu bệnh không hết sẽ sử dụng đến các liệu pháp ánh sáng, laser, tiểu phẫu.

Một số thuốc điều trị mụn trứng cá, viêm nang lông - Ảnh 3.

Cần phân biệt viêm nang lông với mụn trứng cá.

- Dùng thuốc: Đa phần bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa da liễu kê các loại thuốc sau:

Thuốc sát khuẩn: Các loại dung dịch như povidon iod 0.1%, hexamidine 0.1%, chlorhexidine 4% có tác dụng làm sạch tình trạng viêm, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển. Nên bôi thuốc 3-4 lần/ngày.

+ Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: Bôi lên tổn thương sau khi đã dùng dung dịch sát khuẩn nhằm tiêu diệt vi khuẩn bám sâu ở nang lông. Các thuốc như amoxicillin, betalactam, ciprofloxacin, cephalosporin, metronidazol... được chỉ định khi viêm nang lông do tụ cầu vàng, gây tổn thương da nặng.

+ Thuốc bôi có chứa benzoyl peroxide dùng khi viêm nang lông ở mặt đã sử dụng kháng sinh đường uống một thời gian nhưng không hiệu quả. Thuốc có tác dụng sát khuẩn, làm bong lớp sừng, lớp vảy trên da.

Sau khi sử dụng các thuốc mà bệnh vẫn thường xuyên tái phát trong quá trình điều trị, có thể cần sử dụng liệu pháp khác bổ sung.

- Liệu pháp ánh sáng: Sử dụng 2 nguồn ánh sáng sinh học là siêu âm cường độ cao + ánh sáng phổ quang giúp giảm gian điều trị và sớm đạt hiệu quả chữa bệnh. Phương pháp này có thể áp dụng để điều trị viêm nang lông toàn thân. 

- Liệu pháp laser: Sử dụng để điều trị viêm nang lông do nhổ và cạo lông không đúng cách. Với liệu pháp này, bác sĩ sẽ dùng ánh sáng xung (IPL) với cường độ cao ở những vùng da có lỗ chân lông to và xù xì. 

Điều trị bằng phương pháp này cũng kích thích collagen phát triển, giúp da sáng mịn hơn và phòng ngừa bệnh, hạn chế thâm nám, cải thiện tính thẩm mỹ.

- Tiểu phẫu được áp dụng với trường hợp có kích thước nốt mụn mủ quá lớn, giúp loại bỏ mủ và hạn chế ngứa rát, giúp cho quá trình hồi phục có hiệu quả tốt hơn.

Nhận biết và khắc phục viêm nang lôngNhận biết và khắc phục viêm nang lông

SKĐS-Viêm nang lông (viêm lỗ chân lông) là bệnh ngoài da khá phổ biến. Bệnh xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể. Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây ngứa, đau và ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh. Đặc biệt có thể gây nhiễm trùng, gây rụng tóc và sẹo...

Mời độc giả xem thêm video:

Chương trình thiện nguyện “Tết ấm vùng cao” tặng quà cho 10 trạm y tế của huyện Hoàng Su Phì

ThS.Nguyễn Thị Lan Anh
Ý kiến của bạn