Bí mật về khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân ung thư

12-06-2017 16:13 | Y học 360
google news

SKĐS - Hằng ngày, cơ thể của chúng ta hấp thụ rất nhiều độc tố thông qua việc ăn uống, hít thở, tiếp xúc. Những độc tố này nếu không được đào thải kịp thời sẽ tạo ra các gốc tự do tấn công tế bào trong cơ thể, dẫn đến một loạt các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, suy nhược thần kinh, đặc biệt là ung thư… Do đó, một công việc cực kì quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể, đó là làm sạch và bảo vệ tế bào.

Độc tố tấn công tế bào

Bằng cách nào mà các tế bào trong cơ thể của chúng ta được làm sạch? Liệu chúng ta có thể tác động lên cơ chế này để bảo vệ cơ thể trước hàng loạt các độc tố đang bủa vây hay không? Câu trả lời nằm trong một phân tử nhỏ bé có tên là glutathione (GSH).

Glutathione – vua của các chất chống oxi hóa, vệ sĩ bảo vệ tế bào

Một trong những tác nhân hàng đầu tấn công và phá hủy các tế bào của chúng ta đó là gốc tự do. Gốc tự do là các phân tử không ổn định, chúng luôn có xu hướng tấn công cấu trúc tế bào, gây tổn thương tế bào, đột biến tế bào- nguyên nhân dẫn đến ung thư.

Để bảo vệ tế bào, cơ thể sử dụng các chất chống oxi hóa để dọn dẹp các gốc tự do này. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, các loại vitamin trong hoa quả, rau củ như vitamin C, vitamin E,… đều có khả năng chống lại gốc tự do, nhưng không thể so sánh được với những chất chống oxi hóa được tổng hợp chính bên trong cơ thể chúng ta, và vai trò quan trọng nhất thuộc về GSH.

Được phát hiện bởi TS. Robert H. Keller (Hoa Kì), GSH đã được gọi với những cái tên như: “mẹ của các chất chống oxi hóa”, “vệ sĩ bảo vệ tế bào” bởi những khả năng “đặc biệt” mà không một chất chống oxi hóa nào có được.

Thứ nhất, GSH tập trung bên trong tế bào với nồng độ cao gấp hàng nghìn lần các chất chống oxi hóa khác. Trong khi chất chống oxi hóa có nguồn gốc từ hoa quả, rau xanh phần lớn không vào được tế bào, thì GSH- với kích thước nhỏ bé có thể đi vào và dọn sạch các gốc tự do bên trong tế bào.

Thứ hai, glutathione còn được mệnh danh là “mẹ” của các chất chống oxi hóa bởi nó giúp tái tạo các vitamin C, vitamin E, đồng thời nó có khả năng tự tái tạo. Do đó nó có vai trò quyết định đối với chức năng của các vitamin C, E.

Và cuối cùng, GSH giúp cơ thể được trẻ hóa, kéo dài tuổi thọ và làm giảm nguy cơ ung thư: Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi nồng độ GSH trong tế bào thấp thì tế bào sẽ nhạy cảm với các gốc tự do hơn. Tiêu diệt các gốc tự do bằng cách tăng nồng độ của GSH trong tế bào là một cách để ngăn chặn sự hình thành tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào bình thường (Trachootham et al., 2009).

Giải pháp kích hoạt khả năng tự bảo vệ của cơ thể

Sau 20 tuổi, nồng độ glutathione trong cơ thể bắt đầu suy giảm, trong khi độc tố và các gốc tự do không những không giảm mà còn có xu hướng tấn công cơ thể ngày một nhiều hơn. Các nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt glutathione liên quan đến hàng loạt các bệnh lý khác nhau liên quan đến tim mạch, hô hấp, miễn dịch, xương khớp, da liễu, béo phì và ung thư. Do đó việc bổ sung glutathione cho cơ thể là vô cùng cần thiết.

Nồng độ glutathione giảm theo tuổi

Tuy nhiên, việc bổ sung GSH qua đường uống hay qua chế độ ăn lại tỏ ra không hiệu quả. Với bản chất là polypeptid, GSH dễ dàng bị phân hủy thành các acid amin bởi enzyme gama-glutamyltransferase tại gan, khiến nó bị mất đi tác dụng.

Làm thế nào giúp cơ thể bổ sung GSH một cách tối ưu nhất. Các nhà khoa học thuộc trường đại học Y Johns Hopkins (Hoa Kỳ) đứng đầu là giáo sư Paul Talalay (một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu về ung thư trên thế giới), đã có một phát hiện đột phá. Họ khám phá ra trong bông cải xanh có chứa sulforaphane- một hoạt chất giúp kích hoạt các gen bảo vệ tế bào, từ đó làm tăng khả năng sản sinh glutathione của cơ thể lên 240%. Không những thế, sulforaphane còn làm tăng hoạt tính của các enzyme thải độc tại gan, giúp tăng cường đào thải các độc tố trong cơ thể trước khi chúng kịp tấn công tế bào.

Bông cải xanh giúp tăng khả năng tự tổng hợp glutathione trong cơ thể

Cho đến nay, đã có hơn 1400 nghiên cứu được công bố trên thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ về tác dụng của bông cải xanh về tác dụng thải độc ngăn ngừa ung thư. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hoạt chất sulforaphane trong bông cải xanh giúp làm giảm nguy cơ ung thư.

Theo cách thông thường, chúng ta sẽ chế biến bông cải xanh bằng cách luộc, xào, nấu canh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra hoạt chất ở trong bông cải xanh dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, chế biến theo cách thông thường sẽ làm mất 90-95% hoạt chất. Nghĩa là bạn phải ăn 3,4kg bông cải xanh nấu chín mỗi ngày mới có được lợi ích tối ưu. Điều này dường như là không thể. Do đó để có được lợi ích từ hoạt chất này, các chuyên gia khuyên chúng ta nên hấp bông cải xanh trong thời gian không quá 4 phút. Đây là các hữu hiệu để có được lợi ích từ lại rau được mệnh danh là “siêu thực phẩm” này.


Ý kiến của bạn
Tags: