Bệnh động kinh - Những kiến thức cần lưu ý

25-11-2021 09:00 | Y học 360

Động kinh (dân gian còn gọi là giật kinh phong) là một bệnh mãn tính không lây nhiễm của não ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bệnh đặc trưng với các cơn co giật được lặp lại nhiều lần. Các cơn co giật này xảy ra khi có sự bất thường về phóng điện trong tế bào thần kinh ở não.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 50 triệu người trên thế giới mắc chứng động kinh, khiến nó trở thành một trong những bệnh thần kinh phổ biến nhất trên toàn cầu. Tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở Việt Nam khoảng 0.5%-1%, trong đó trẻ em chiếm 60%.

Bệnh động kinh - Những kiến thức cần lưu ý - Ảnh 2.

Ảnh: ADCREW

Nguyên nhân gây động kinh

Bệnh động kinh - Những kiến thức cần lưu ý - Ảnh 3.

Các tổn thương thực thể hoặc các rối loạn chuyển hóa của não đều có thể gây nên cơn động kinh như: chấn thương sọ não, u não, bệnh lý tai biến mạch máu não, nhiễm khuẩn nội sọ: áp xe não, viêm não, viêm màng não, nguyên nhân di truyền….

Trẻ sơ sinh mắc động kinh có thể do ngạt lúc sinh, chấn thương sản khoa, chảy máu trong sọ, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc các nhiễm khuẩn và rối loạn chuyển hoá khác.

Người già bị động kinh có thể do u não, ung thư di căn não, xơ cứng mạch máu não, teo não, đặc biệt cần quan tâm tới thiếu máu não cấp tính. 

Một số dấu hiệu – triệu chứng của cơn động kinh thường gặp

- Nhầm lẫn, thay đổi cảm xúc, cảm giác bất thường.

- Mất ý thức hoặc mất nhận thức.

- Nhìn chằm chằm.

- Té ngã đột ngột.

- Lên cơn co giật không kiểm soát.

Bệnh động kinh - Những kiến thức cần lưu ý - Ảnh 4.

Hậu quả bệnh động kinh 

Tử vong sớm: Nguy cơ tử vong sớm ở những người bị động kinh cao hơn tới ba lần so với dân số nói chung.

Sự kỳ thị: Sự kỳ thị về tình trạng bệnh này cũng lan rộng, là một trong những yếu tố chính ngăn cản mọi người tìm cách điều trị. Nhiều trẻ em bị động kinh không thể đến trường và người lớn bị từ chối làm việc và thậm chí kết hôn.

Kiểm soát cơn động kinh bằng thuốc giúp bệnh nhân có một cuộc sống gần như bình thường

- Sử dụng thuốc đều đặn.

- Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Nhận biết các yếu tố khởi phát cơn động kinh (ví dụ đèn nhấp nháy hoặc sáng).

- Ghi lại các cơn động kinh (thường nghe qua người khác kể).

- Ngủ đủ giấc.

- Giảm căng thẳng.

Điều trị động kinh

Thuốc thế hệ cũ: carbamazepin, phenytoin, acid valproic, natri valproat, magie valproat…

Thuốc thế hệ mới: gabapentin, pregabalin, lamotrigin, oxcarbazepin, topiramat, levetiracetam…

Khi kê đơn điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc các yếu tố an toàn, hiệu quả, khả năng kinh tế của người bệnh và gia đình vì thời gian thuốc uống kéo dài nhiều năm.

Khi không còn cơn động kinh, bệnh nhân cần duy trì dùng thuốc trong thời gian 2 năm (hiện nay thời gian này được khuyến cáo kéo dài hơn), sau thời gian này bắt đầu giảm liều lượng từng đợt nếu không tái xuất hiện cơn co giật. Bệnh nhân không nên tự ý ngưng uống thuốc chống động kinh.

Xử lý tình huống khi gặp người đang lên cơn động kinh

Bệnh động kinh - Những kiến thức cần lưu ý - Ảnh 5.

Nên làm:

- Yêu cầu người xung quanh lùi xa.

- Thu dọn những đồ vật nguy hiểm xung quanh người bệnh như dao, kéo, bàn ủi ,…

- Kê gối mềm dưới đầu bệnh nhân.

- Nghiêng người bệnh sang một bên và theo dõi.

- Gọi cấp cứu nếu co giật quá 5 phút.

Cần tránh:

- Hoảng loạn.

- Kiềm chế cơn co giật (ghì chặt chân tay bệnh nhân).

- Nhét bất cứ thứ gì vào miệng bệnh nhân.

Phòng bệnh động kinh

- Ngăn ngừa chấn thương sọ não.

- Giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.

- Rửa tay và chế biến thực phẩm một cách an toàn để ngăn ngừa các nhiễm trùng như sán.

- Giữ gìn sức khỏe khi mang thai.

- Tiêm phòng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, các nhiễm trùng này có thể dẫn đến động kinh.

Nếu có các yếu tố nguy cơ

- Tiền sử chấn thương sọ não hoặc viêm não.

- Tiền sử gia đình có người bị động kinh.

- Lạm dụng rượu, bia và các chất gây nghiện.

- Hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh:

- Có cơn rối loạn về vận động, hành vi, cảm xúc: cơn thường xuất hiện đột ngột, diễn ra ngắn và có tính chất định hình (cơn trước giống cơn sau).

- Các cơ co cứng đột ngột, mất ý thức, bị ngã, co giật toàn thân, tiểu tiện không tự chủ.

- Một nhóm cơ co giật liên tục trong khoảng thời gian một vài phút, thường người bệnh không mất ý thức.

- Thường xuyên bị đánh rơi bát đũa trong lúc ăn cơm hoặc rơi bút lúc đang viết.

Hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị.

Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe tâm thần là nội dung trong chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng có các kiến thức hữu ích về sức khỏe tâm thần. Khi có bất cứ các dấu hiệu, triệu chứng về sức khỏe tâm thần, hãy đến ngay cơ sở gần nhất để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị sớm.

Bệnh động kinh - Những kiến thức cần lưu ý - Ảnh 6.

Ảnh: ADCREW

Chăm sóc sức khỏe Việt là chương trình nằm trong chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm,(BKLN) do Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế và Công ty Davipharm phối hợp thực hiện, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về dự phòng, phát hiện sớm nguy cơ mắc một số BKLN phổ biến cũng như chẩn đoán sớm và kiểm soát tốt BKLN. Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu COVID-19.

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu COVID-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm (https://davipharm.info/vi/) (là thành viên của tập đoàn Adamed)trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage Chăm sóc sức khỏe Việt để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia.

 Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.


PV
Ý kiến của bạn