Bệnh gout (gút) là do lắng đọng các tinh thể urat (monosodium urat) hoặc tinh thể acid uric gây viêm khớp, thường gặp ở nam giới độ tuổi 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính. Khi đã xác định là mắc bệnh gút, chế độ ăn uống có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hạ acid uric máu.
Những hậu quả khi mắc bệnh gút
Nếu không được điều trị hoặc để cơn gút xảy ra nhiều lần sẽ gây hủy khớp dẫn đến tàn phế, lúc đó cần đến các phẫu thuật tái tạo lại khớp. Khoảng 20% bệnh nhân gút bị sỏi thận do chính tinh thể urat lắng đọng gây ra sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây suy chức năng thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Một số bệnh nhân có các cục ở dưới da như vùng khuỷu, mắt cá... gọi là cục tophi là do lắng đọng tinh thể urat, khi vỡ làm chảy ra một chất bột trắng giống như phấn. Khi khớp bị viêm nhiều lần gây dày, hạn chế vận động của khớp. Nếu khi khớp bị hư hoàn toàn thì chỉ có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo nhưng vẫn làm hạn chế khả năng vận động, giảm khả năng lao động.
Hạn chế thức ăn có nhiều nhân purin như thịt, cá nạc. |
Bệnh có nhiều biến chứng như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận. Nhưng điều đáng chú ý là bệnh nhân mắc bệnh gút thường có thể mắc một số bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não là những bệnh của hội chứng chuyển hoá có liên quan đến chế độ ăn và cho thấy gánh nặng sức khỏe cộng đồng lớn nhất.
Nguyên tắc ăn uống
Hạn chế thức ăn có nhiều nhân purin như thịt, cá nạc, hải sản, gia cầm. Nếu ăn thì cần luộc chín và đổ nước luộc đi không dùng. Đồng thời cần hạn chế các loại phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, lòng, dồi lớn...; Hạn chế thức uống có nhiều base purin như rượu, bia, chè, cà phê, nước ép thịt; Các loại rau, quả có vị chua. Nên uống nhiều nước, uống các loại khoáng kiềm (bicarbonat), ăn các loại quả, rau có tính chất lợi tiểu để tránh acid uric ứ đọng lại trong cơ thể.
Trong đợt gút cấp chế độ ăn cần lưu ý
PGS. TS. Trần Minh Đạo