Nghiên cứu cũng phát hiện các cặp vợ chồng hôn ít nhất 9 lần/ngày có số lượng vi khuẩn tương tự trong miệng.
Nghiên cứu được thực hiện trên 21 cặp đôi, trong đó có 2 cặp đồng tính đi dạo quanh vườn thú hoàng gia Artis ở Amsterdam. Các nhà nghiên cứu hỏi về tần suất hôn nhau trong năm nay của các cặp đôi và nụ hôn gần nhất. Họ cũng cho các cặp đôi hôn nhau rồi lấy mẫu nướt bọt trong miệng, lưỡi và nước tiểu của những người tham gia. Các nhà nghiên cứu ở Hà Lan cũng tiến hành một nghiên cứu khác: Cho một trong hai người uống một loại sữa chua chứa khuẩn Lactobacillus và Bifidobacteria. Sau đó, để cặp đôi hôn sâu trong vòng 10 giây và kiểm tra mẫu vi khuẩn trong miệng người không uống sữa. Các nhà khoa học phát hiện nồng độ của vi khuẩn tăng gấp 3 lần và miệng người không uống sữa xuất hiện 80 triệu vi khuẩn mới. Đồng thời, những người vừa hôn nhau có cộng đồng vi khuẩn rất giống nhau.
Các nhà nghiên cứu cho thấy trong suốt nụ hôn, bạn tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn nhưng chỉ một phần nhỏ trong số chúng xâm nhập vào cơ thể con người. Hơn 100 nghìn tỉ vi khuẩn sống trong cơ thể con người, gọi là hệ gen của vùng vi sinh microbiome. Những vi khuẩn này giúp con người tiêu hóa thức ăn, tổng hợp chất dinh dưỡng, ngăn ngừa bệnh tật, được hình thành bởi các yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống, tuổi tác... Và theo nghiên cứu vừa công bố, những nụ hôn cũng có thể thay đổi hệ microbiome của bạn.
Nghiên cứu còn tiết lộ rằng 74% đàn ông có tần suất hôn nhiều hơn với bạn tình nữ của họ. Nhìn chung, báo cáo cho thấy nam giới trải qua 10 nụ hôn mỗi ngày trong khi phụ nữ chỉ 5 lần hôn. Đặc biệt, báo cáo cũng cho thấy một người đàn ông ở Hà Lan nhận khoảng 50 nụ hôn mỗi ngày trong khi một phụ nữ trung bình chỉ nhận được 8 nụ hôn.
Nghiên cứ được đăng trên tạp chí Microbiome số ra ngày 16-11.
Theo Người Lao động