Nhiều người trong chúng ta thực hiện những thói quen này hàng ngày mà không hề nhận ra rằng chúng chính là thủ phạm hủy hoại sức khỏe của mình.
Dưới đây là 6 thói quen hàng ngày có thể hủy hoại sức khỏe của bất kì ai.
1. Không bổ sung đủ protein cho cơ thể
Không bổ sung đủ chất đạm (protein) là một trong những sai lầm tồi tệ nhất của nhiều người, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Protein nạc giúp xây dựng khối lượng cơ bắp, hỗ trợ trong việc tập trung tinh thần, điều chỉnh sự thèm ăn, kiểm soát lượng đường trong máu của bạn và cung cấp cho cơ thể của bạn với sự hỗ trợ tối ưu. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ protein, bạn sẽ gặp trục trặc ở tất cả các chức năng trên. Bạn có thể bổ sung protein từ các nguồn như hạt chia, đậu nành, cây gai dầu, tảo Spirulina, bột protein thực vật, quinoa, hay kiều mạch...
Ảnh minh họa
2. Loại bỏ chất béo
Mặc dù bổ sung quá nhiều chất béo trong cơ thể có thể làm cho bạn tăng cân và gây áp lực cho hệ thống tim mạch cũng như huyết áp nhưng loại bỏ chất béo khỏi chế độ ăn uống hàng ngày lại là thói quen có hại cho sức khỏe của bạn. Chất béo có nhiệm vụ chuyển hóa thành năng lượng. Trong khi 1 gam chất đạm hay đường chỉ cho 4 kcal thì chất béo cho gấp đôi. Chất béo cũng rất cần thiết để kiến tạo màng tế bào, tổng hợp chất xám của hệ thần kinh, tổng hợp các hocmon thượng thận và sinh dục, hấp thu vận chuyển các sinh chất, đặc biệt là các vitamin tan trong dầu A, E, K…
Tuy nhiên, bạn nên bổ sung chất béo có lợi cho cơ thể từ các nguồn như dầu ôliu, dầu đậu phộng, dầu mè, dầu đậu nành, dầu bắp… và tránh dùng các loại dầu mỡ nấu ăn chứa chất béo có hại như dầu cọ, dầu dừa…
3. Tránh tiêu thụ carbohydrate
Mặc dù đã có phương pháp low carb được coi là có tác dụng giảm cân nhưng không phải vì thế mà bạn loại bỏ hoàn toàn carb ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Tiêu thụ quá ít carb có thể dẫn đến thiếu carb trong cơ thể, hậu quả là bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều chất béo hơn, đồng thời luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, ủ rũ được và thậm chí trầm cảm.
Nếu không muốn tiêu thụ nhiều carb, bạn nên chọn các loại thực phẩm chứa ít carb như trái cây, rau, đậu, các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc...
4. Không tập thể dục hoặc thể dục quá nhiều
Lối sống ít vận động là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh béo phì, trầm cảm, ăn quá nhiều, sự suy giảm cơ bắp, sự trao đổi chất chậm, và tiêu hóa kém.
Hãy tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày với những hình thức thích hợp như tập aerobic, đi bộ, chạy, chạy bộ, hoặc đi xe đạp.... Yoga, Pilates cũng là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Tuy nhiên, tập thể dục vượt quá sức lực của bạn cũng là điều không được khuyến khích. Nó có thể gây ra cảm giác thèm ăn liên tục, lo lắng, lâu hồi phục cơ, chấn thương, trầm cảm, mệt mỏi và thiếu dinh dưỡng nếu bạn không tiếp nhiên liệu đúng cách. Trừ khi bạn là một vận động viên chuyên nghiệp, chỉ cần tập 30 phút mỗi ngày là quá đủ.
5. Không uống nước
Nước là chìa khóa cho sự trao đổi chất trong cơ thể, giữ cho các tế bào khỏe mạnh và cơ thể đủ nước. Mất nước có thể dẫn đến mệt mỏi, cảm giác thèm ăn, ủ rũ, khô miệng, táo bón. Tùy theo thể trạng và hoạt động hàng ngày mà bạn nên uống đủ nước cho cơ thể, tránh để tình trạng khát nước diễn ra liên tục. Tốt nhất, bạn hãy uống nước ngay cả khi không khát để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.
6. Thiếu ngủ
Giấc ngủ vô cùng quan trọng với sức khỏe của bất kì ai. Ngoài việc ngủ ngon giấc, bạn còn cần chú ý phải ngủ đủ giấc. Nếu ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những ảnh hưởng sức khỏe như luôn có cảm giác thèm ăn, trầm cảm, mệt mỏi, tăng cân và lo lắng, trầm cảm.