Khi có một cơ hội khác tốt hơn
Thời gian và năng lượng của bạn có giới hạn, vì vậy bạn nên ưu tiên chọn lọc các cơ hội, sự kiện và công việc mang đến hiệu quả lớn nhất. Bạn cần liên tục đánh giá linh hoạt các nhiệm vụ và khối lượng công việc nếu không muốn từ chối một khách hàng tiềm năng, có thể mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty chỉ vì các công việc “hạng hai” đã chiếm hết thời gian của bạn. Nếu có một cơ hội tốt hơn đang chờ đợi thì không có gì ngại ngần khi phải buông bỏ một thứ khác xuống. Nghe có vẻ thẳng thừng nhưng điều này rất cần thiết với bạn.
Khi điều đó không mang lại lợi ích cho công việc của bạn
Khi được quyền lựa chọn, đừng tỏ ra áy náy khi từ chối những điều không thực sự mang lại lợi ích cho bạn. Chẳng hạn, đồng nghiệp yêu cầu bạn hoàn thành một lượng lớn công việc trong khoảng thời gian quá ngắn, hay ai đó mời bạn tham dự một hội thảo không liên quan nhiều đến công việc hoặc hữu ích cho bạn. Nếu nói “có” quá nhiều với những điều không cần thiết, bạn sẽ không có đủ thời gian dành cho những điều bạn thực sự quan tâm và thúc đẩy bạn thăng tiến.
Khi bạn không có thời gian
Nếu bạn là người có khuynh hướng nhiệt tình tham gia vào bất kỳ công việc hoặc cơ hội mới nào thì chắc chắn rằng bạn sẽ sớm bị kiệt sức. Việc tiếp nhận quá nhiều nhiệm vụ có thể là một thảm họa bởi nó không chỉ dẫn đến sự lo âu, căng thẳng mà còn khiến công việc của bạn không đạt chất lượng tốt khi phải quay cuồng cố gắng hoàn thành mọi thứ.
Vì vậy, nếu nhận thấy công việc đã “đầy” và bạn không còn thời gian trống, hãy mạnh dạn nói “không”. Hãy suy nghĩ theo cách: Bạn nên từ chối để nhường cơ hội cho một người khác để họ có thể làm hết sức mình thay vì vội vàng đồng ý rồi làm công việc dang dở, bạn sẽ không cảm thấy áy náy quá nhiều.
Khi bạn không phải là người giỏi nhất cho công việc
Có những công việc mang tính thách thức và kéo bạn ra khỏi vùng thoải mái nhưng cũng có những nhiệm vụ thực sự khó khăn khiến bạn “ăn không ngon, ngủ không yên”, tâm trí hoàn toàn trống rỗng bởi không biết bắt đầu từ đâu. Bạn chỉ biết rằng mình không có kỹ năng hoặc chuyên môn để làm điều này tốt nhất.
Nếu phải dành hàng giờ cố gắng giải quyết vấn đề trong khi bạn biết một người khác có thể xử lý trong 2 phút thì bạn thực sự đang lãng phí thời gian và công sức của chính mình đấy. Thẳng thắn thừa nhận rằng bạn không phù hợp với một vài nhiệm vụ nào đó là điều đáng được khuyến khích. Từ chối không có nghĩa rằng bạn không muốn học hỏi thêm các kỹ năng mới mà bạn vẫn có thể nạp thêm kiến thức thông qua nhiều cách khác – là cách mà bạn không gây lãng phí thời gian, năng lượng và đánh mất sự trung thực của bản thân.
Khi việc đó khiến bạn không thoải mái
Có thể là tình huống khách hàng muốn bạn đáp ứng một yêu cầu có vẻ mơ hồ hoặc vượt khỏi tầm tay của bạn. Có thể đồng nghiệp muốn bạn bao che cho họ khi nói dối về lí do đi trễ hoặc ai đó yêu cầu bạn làm những điều khiến bản thân không thoải mái... Đây là lúc bạn nên giữ vững niềm tin, lắng nghe trái tim của mình và mạnh dạn từ chối. Không có gì tệ hơn là nói “có” rồi sau đó phải đối mặt với hậu quả mà bạn biết thừa rằng sẽ khiến bản thân đối mặt với nhiều khó khăn không đáng có.
Xem thêm các việc làm được cập nhật mới nhất tại careerlink.vn