Xuất tinh có máu, dấu hiệu bệnh gì?
Tôi năm nay 40 tuổi, từ trước đến nay khoẻ mạnh. Gần đây tôi phát hiện bị xuất tinh ra máu. Xin hỏi bác sĩ, tôi bị bệnh gi,̀ nên đi khám ở đâu?
Nguyễn Văn Long (longnguyen@gmail.com)
Xuất tinh có máu do nhiều nguyên nhân, trong đó viêm và nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất. Có thể là viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm lao mào tinh hoàn - tinh hoàn... Ngoài ra, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tổn thương niệu đạo, đặc biệt khi quan hệ mà tâm lý căng thẳng hoặc tư thế không thuận lợi cũng dẫn đến niêm mạc niệu đạo tổn thương, có thể dẫn đến xuất tinh kèm máu; các loại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho; các bệnh toàn thân: rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu (hemophilie), xơ gan, viêm gan mạn... Xuất tinh ra máu cần phân biệt với các trường hợp tinh dịch có lẫn máu từ ngoài vào như rách hãm quy đầu, rách, rạn da quy đầu, đặc biệt trong những trường hợp quan hệ mạnh...
Vì xuất tinh ra máu là triệu chứng của rất nhiều bệnh cảnh như nói trên nên muốn biết chính xác do bệnh gì bạn cần đi khám tại khoa nam học hoặc khoa tiết niệu, cần thiết phải làm thêm các xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì đa số xuất tinh ra máu là lành tính và bệnh sẽ tự khỏi nhưng cũng hay tái phát. Trừ xuất tinh ra máu là những bệnh thực thể đã kể trên thì cần được khám kỹ để tìm nguyên nhân và điều trị sớm.
BS. Kim Oanh
xuất tinh
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- 6 loại trà giảm cân và giảm mỡ bụng
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan
- 3 bệnh viện hợp sức cứu sống sản phụ đã chết lâm sàng