Xe đạp trở lại
Xu hướng văn minh
![]() Các bạn trẻ đạp xe kêu gọi bảo vệ môi trường tại Hà Nội |
Theo PGS-TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm bộ môn đường bộ (ĐH GTVT), đây là đề xuất đúng đắn và hợp lý. “Việt Nam thời điểm những năm trước Đổi mới 1986 tràn ngập xe đạp như phương tiện giao thông chủ yếu, có rất ít xe máy và ô tô. Thập niên 19 ở các nước phát triển cũng đã có ý định sử dụng xe đạp với lý do bảo vệ môi trường. Nhiều báo cáo gần đây cho thấy không chỉ các nước phát triển, mà nhiều nước đang phát triển cũng muốn chuyển sang xe đạp, vì mấy cái lợi lớn: bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khỏe, giảm một phần tai nạn giao thông”, ông Toản nói.
Anh Hùng (Q.Cầu Giấy), sở hữu một chiếc xe đạp dáng thể thao giá hơn 3 triệu đồng, cho biết anh đã đi làm bằng xe đạp được gần 1 tháng.
Thế nhưng, anh đang “nản” dần vì nhiều yếu tố không phù hợp. Điển hình như thiếu làn đường riêng nên nhiều khi hoảng hốt do xe máy đánh võng trước mặt, khoảng cách chỗ làm xa cũng như yếu tố thời tiết không phù hợp (nóng ẩm).
Tương tự, PGS-TS Nguyễn Quang Toản nhận định: “Một bộ phận người làm việc tại văn phòng đã sẵn sàng đi xe đạp như hình thức rèn luyện thể thao, với khoảng cách di chuyển gần khoảng 3-5 km. Nhưng với những người công việc di chuyển nhiều, nhà ở xa chỗ làm thì xe đạp chưa thực sự thuận tiện. Việc đi xe đạp có ý nghĩa nhiều hơn về mặt môi trường, còn về giảm ùn tắc thì chưa thể khẳng định vì diện tích sử dụng lòng đường của xe đạp cũng xấp xỉ xe máy. Nhưng nếu đã xác định chính sách khuyến khích xe đạp, thì cần có những tính toán cụ thể về hạ tầng”.
Lý giải điều này, ông Toản cho rằng xe đạp là phương tiện tốc độ di chuyển chậm, thời gian di chuyển, trang bị an toàn không tốt nên cần được bảo vệ, cần có làn đường riêng. Kèm theo đó là bố trí các điểm đỗ, điểm nghỉ, điểm trông xe hợp lý. Cùng quan điểm, TS Khuất Việt Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT), nhận xét hiện xe đạp vẫn đang được một bộ phận sinh viên, học sinh sử dụng chung với làn đường xe máy. “Muốn khuyến khích và ưu tiên phát triển xe đạp thì nên làm làn đường riêng cho xe đạp, hoặc con đường nào vỉa hè rộng thì thiết kế một phần riêng cho xe đạp”, ông Hùng nói.
-
Từ LIỆT NỬA NGƯỜI sau tai biến đến đi lại bình thường, bí quyết của người đàn ông này cực ĐƠN GIẢN
-
Trút bỏ nỗi lo đặt stent do hẹp mạch vành, thiếu máu tim với cách này
-
Nam giới SINH LÝ KÉM, cơ thể suy nhược, tiểu đêm lâu năm phải làm sao?
-
Run tay chân không rõ nguyên nhân - vẫn có cách giảm run hiệu quả
-
Gạn đục khơi trong mùa phim Tết
-
Khánh Hoà: Vì sao bệnh nhân tử vong ngay sau chụp CT ?
-
Thuốc lắc, ma túy đá phá hoại hệ thần kinh trung ương thế nào?
-
Xem miễn phí những phim ấn tượng về Y tế Việt Nam
- Hot: Bộ trưởng Y tế cùng hàng trăm người tập thể dục giờ giải lao, nâng cao sức khoẻ
- 6 cách giảm đau bao tử tại nhà đơn giản
- Nội tiết tố nữ - viên kim cương của người phụ nữ
- Từ trường hợp bệnh nhân 14 tuổi mới được phát hiện suy thận mạn giai đoạn cuối, Bác sĩ khuyến cáo gì?
- Rau cải bắp - món ngon chữa được nhiều loại bệnh
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Nhiều nét mới tại Lễ hội Gò Đống Đa 2019
SKĐS - Theo Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, Lễ hội Gò Đống Đa năm Kỷ Hợi sẽ diễn ra vào ngày 9/2 (mùng 5 Tết 2019) với nhiều nét đặc sắc, độc đáo, đa dạng hơn những năm trước. - Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
- Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khám miễn phí vô sinh, hiếm muộn cho hàng nghìn lượt người tại BV Bưu điện
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa