Theo khuyến cáo, thử nghiệm ở một số nước đang tạm dừng do một nghiên cứu y khoa gần đây cho thấy thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh nhân tử vong do COVID-19.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng thừa nhận dùng thuốc này để dự phòng COVID-19.
Tuần trước, một nghiên cứu trên tập san y khoa Lancet công bố điều trị bệnh nhân COVID-19 bằng thuốc hydroxychloroquine không mang lại tác dụng, thậm chí có thể làm tăng số ca tử vong ở các bệnh nhân COVID-19 nhập viện.
Hydroxychloroquine an toàn trong điều trị sốt rét và các bệnh như lupus hay viêm khớp, nhưng không có khuyến cáo nào khuyên dùng thử nghiệm lâm sàng thuốc để điều trị COVID-19.
Theo các nhà nghiên cứu, bệnh nhân COVID-19 không nên tự ý sử dụng hydroxychloroquine
WHO hiện nay đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng nhiều loại thuốc khác nhau để đánh giá loại thuốc nào hữu ích trong điều trị COVID-19. Trước đó, WHO đã bày tỏ quan ngại trước các báo cáo nhiều cá nhân tự làm hại bản thân do tự ý điều trị.
Vào ngày 25/5, các quan chức WHO cho biết hydroxychloroquine sẽ bị loại trừ trong thử nghiệm lâm sàng để đợi đánh giá mức độ an toàn.
Nghiên cứu Lancet trên 96.000 bệnh nhân COVID-19, trong đó 15.000 người sử dụng riêng hydroxychloroquine (một dạng thuốc liên quan tới chloroquine) hoặc dùng chung với một kháng sinh khác. Nghiên cứu cho thấy dường như tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 dùng thuốc này chết nhiều hơn khi nhập viện và gia tăng biến chứng như rối loạn nhịp tim so với các bệnh nhân khác không điều trị bằng thuốc này.
Tỷ lệ tử vong ở người bệnh COVID-19 dùng thuốc hydroxychloroquine là 18%; chloroquine là 16,4%; nhóm dùng liệu pháp kiểm soát là 9%. Nhóm điều trị dùng kết hợp hydroxychloroquine hay chloroquine với kháng sinh thậm chí còn có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng hydroxychloroquine không nên được sử dụng bên ngoài các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Điều này đồng nghĩa với việc người dân không nên tự ý sử dụng hydroxychloroquine trong dự phòng và điều trị COVID-19.
Nguyễn Vân
(theo BBC)





-
Infographic: “Viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi – Hiểu đúng, chữa trị chuẩn”
-
Nam giới BÉO BỤNG, HAY BIA RƯỢU - cẩn trọng ĐỘT QUỴ!
-
2 BỆNH GAN NAM GIỚI DỄ MẮC do thường xuyên bia rượu
-
Tập thể dục có giúp não hoạt động tốt hơn
-
Căng thẳng có làm chức năng nhận thức xấu đi không?
-
Nồng độ phấn hoa làm tăng ca nhiễm SARS-CoV-2?
-
Cảm biến sinh học giám sát nồng độ thuốc
-
Giải pháp mới chống rụng tóc
-
Tăng tốc hành động để ngăn ngừa và điều trị đái tháo đường
SKĐS - Hiệp ước Đái tháo đường Toàn cầu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm thúc đẩy các nỗ lực ngăn ngừa bệnh tiểu đường và điều trị cho tất cả những người có nhu cầu…
-
Tập thể thao làm tăng hiệu quả của vắc-xin COVID-19
-
Tạo miễn dịch cộng đồng qua chủng ngừa COVID-19
-
Hội chứng trypophobia: Làm gì để thoát khỏi những “vòng tròn” ám ảnh?
-
Chuyên gia chỉ cách ứng phó với dị ứng phấn hoa
-
Quả nho và lợi ích ngừa ung thư
-
Tìm ra 126 hóa chất gây hại trong vật liệu sản xuất đồ chơi dành cho trẻ
-
Tập thể dục giúp ngăn ngừa COVID-19 nghiêm trọng
-
Australia và UNICEF hợp tác hỗ trợ phân phối vắc-xin COVID-19 tại Việt Nam
Tỉnh thành | Hôm nay | Tổng |
---|
Hải Dương | 0 | 726 |
Quảng Ninh | 0 | 61 |
TP.HCM | 0 | 36 |
Hà Nội | 0 | 34 |
Gia Lai | 0 | 27 |
Bình Dương | 0 | 6 |
Bắc Ninh | 0 | 5 |
Hải Phòng | 0 | 4 |
Điện Biên | 0 | 3 |
Hưng Yên | 0 | 3 |
Hòa Bình | 0 | 2 |
Bắc Giang | 0 | 2 |
Hà Giang | 0 | 1 |