TS.Takeshi Kasai trở thành tân Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương
Kỳ họp lần thứ 69 của Tổ chức Y tế Thế giới (RCM69) khu vực Tây Thái Bình Dương khai mạc ngày 8/10 tại Manila, Philippines. Bộ trưởng Y tế PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị.
Hội nghị Khu vực Tây Thái Bình Dương (TTBD) lần thứ 69 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) diễn ra từ ngày 8 – 12/10/2018 tại Manila, Philippines. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Y tế, các trưởng đoàn của 37 quốc gia và vùng lãnh thổ, là những nhà lãnh đạo y tế hàng đầu trong khu vực Tây Thái Bình dương với hơn 1,9 tỷ người dân sinh sống.
Bầu Giám đốc khu vực WHO Tây Thái Bình Dương
Hội nghị WHO Khu vực TTBD lần thứ 69 cũng đánh dấu một mốc quan trọng, đó là các quốc gia thành viên bầu lại Giám đốc Khu vực TTBD của WHO nhiệm kỳ 5 năm 2019-2024. Các thành viên của Ủy ban khu vực bầu ra một Giám đốc Khu vực từ 4 ứng viên đến từ Nhật Bản, Malaysia, New Zealand và Philippines.
Kết quả là TS. Takeshi Kasai người Nhật Bản, cựu Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam đã được bầu làm tân Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương. Ông sẽ đảm nhiệm cương vị Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương kể từ 1/2/2019, với nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.
TS. Takeshi Kasai (thứ hai từ trái sang) trở thành tân Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương từ tháng 2/2019
Tại Hội nghị lần thứ 69 của WHO TTBD, các thành viên cùng tham gia thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, các ưu tiên trong lĩnh vực y tế bao gồm đối phó với các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, tăng cường dịch vụ phục hồi chức năng, quy hoạch và quản lý bệnh viện, y tế điện tử và cải thiện cung cấp dịch vụ y tế, tăng cường khung pháp lý cho y tế trong hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận về an ninh y tế, các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và vấn đề sức khỏe môi trường.
Phát biểu tại hội nghị, TS Shin Young-soo, Giám đốc WHO TTBD cho biết, các thành viên WHO TTBD đã đạt được một số bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm, hiện khu vực TTBD đang phải đối mặt với những thách thức y tế lớn đe dọa sức khỏe của người dân. Những khó khăn mà chúng ta đang phải đối mặt rất phức tạp. Chỉ riêng vấn đề biến đổi khí hậu làm hơn 2 triệu người chết trong khu vực mỗi năm, đây là hậu quả của ô nhiễm không khí. Hay các vấn đề y tế mới như lao kháng thuốc hoặc sốt rét. Việc giảm thiểu nguồn hỗ trợ cũng là những thách thức mà các quốc gia phải đối mặt trong việc duy trì, phòng ngừa và phát hiện và ứng phó với các bệnh truyền nhiễm.
Việt Nam được trao chứng nhận thanh toán bệnh giun chỉ bạch huyết
Tại hội nghị năm nay, Việt Nam cùng 2 thành viên khác là Palau, Wallis và Futuna đã được trao giấy chứng nhận thanh toán bệnh giun chỉ bạch huyết như một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Đây là một trong 15 căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên, năm 2000 WHO đã triển khai Chương trình toàn cầu để loại bỏ bệnh giun chỉ bạch huyết vào năm 2020. Đến nay đã có tổng cộng 11 quốc gia và khu vực ở Tây Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam được xác nhận loại trừ được căn bệnh này, vẫn còn 13 quốc gia và vùng lãnh thổ lưu hành bệnh giun chỉ bạch huyết.
Việt Nam được chứng nhận thanh toán bệnh giun chỉ bạch huyết
Bộ trưởng Y tế Việt Nam PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, một số ít những người nhiễm giun chỉ bạch huyết ở một số vùng của Việt Nam khiến hàng triệu người gặp nguy cơ. Nhờ sự ủng hộ của WHO và các đối tác phát triển, cuối cùng chúng tôi đã đạt được mục tiêu thanh toán bệnh giun chỉ bạch huyết. “Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ chăm sóc có chất lượng cho những người bị ảnh hưởng và sẽ đảm bảo công tác giám sát theo hướng dẫn của WHO.”
Tổng Giám đốc WHO TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus trao tặng kỷ niệm chương cho TS Shin Young-soo
Tại hội nghị Tổng Giám đốc WHO TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus đã trao tặng kỷ niệm chương cho TS Shin Young-soo để ghi nhận những đóng góp của TS Shin với tư cách là Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương trong suốt 2 nhiệm kỳ vừa qua. TS Shin Young-soo, quốc tịch Hàn Quốc là Giám đốc WHO Khu vực TTBD nhiệm kỳ 2009-2013 và 2014 – 2019. Trong suốt 10 năm qua, ông đã có nhiều cải cách và phát triển Văn phòng WHO khu vực TTBD với vai trò là cơ quan đứng đầu về kỹ thuật và chính sách y tế, hỗ trợ cho các quốc gia trong khu vực tham gia chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân.
Hải Yến
(theo WHO)
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu
Rùng mình cảnh làng mạc ở Indonesia bị bùn đất "nuốt chửng"
Lãnh đạo các nước gửi Điện, Thư chia buồn nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần
Đoàn bác sĩ Việt Nam đầu tiên tới Nam Sudan thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia