Vì sao người bệnh hen dễ bị cúm nặng hơn?
Theo kết quả nghiên cứu, khi tiếp xúc với vi-rút cúm, những người bị hen có hệ miễn dịch yếu hơn, trong khi những người khỏe mạnh lại có phản ứng kích thích hệ miễn dịch mạnh.
Ben Nicholas từ Đại học Southampton ở London cho biết: "Chúng tôi muốn xem liệu sự khác biệt về hệ miễn dịch có giải thích tại sao bệnh nhân hen có nguy cơ cao hơn phải nhập viện nếu họ bị cúm so với những người bình thường. Điều này rất quan trọng, vì bệnh cúm có thể khiến triệu chứng hen trở nên tồi tệ hơn ".
Trong nghiên cứu được đăng trênTạp chí Khoa học miễn dịch và dị ứng lâm sàng, nhóm nghiên cứu đã đánh giá các mẫu phổi từ bệnh nhân hen và những tình nguyện viên khỏe mạnh. Các mẫu được tiếp xúc với cúm và phản ứng của chúng được phân tích.
Theo Nicholas, các mẫu từ người khỏe mạnh cho thấy phản ứng kích thích hệ miễn dịch mạnh mẽ đối với virut cúm. Nhưng trong các mẫu phổi của bệnh nhân hen, phản ứng này yếu hơn nhiều ". Các nhà nghiên cứu hy vọng những kết quả này giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn tại sao bệnh nhân hen lại bị ảnh hưởng bởi cúm nhiều hơn và giúp tìm ra các phương pháp điều trị mới đối với các bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến, làm cho các triệu chứng hen trở nên tồi tệ hơn. Họ lưu ý rằng cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu xem liệu sự khác biệt trong đáp ứng miễn dịch là do bản thân bệnh hen hay do các loại thuốc hàng ngày được người bệnh hen sử dụng để kiểm soát tình trạng của họ.
BS Thu Vân
(Theo THS)
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan