Ung thư cổ tử cung - Những điều cần biết
Có 5 loại ung thư phụ khoa chính, gồm: cổ tử cung, buồng trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ - theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC. Cổ tử cung là bệnh dễ ngăn ngừa nhất qua xét nghiệm sàng lọc thường xuyên và theo dõi. Ngoài ra, đây là loại ung thư chữa được khi phát hiện và điều trị sớm.
Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở tuổi trung niên, độ tuổi từ 35 - 55. Theo CDC, bệnh ung thư cổ tử cung ít ảnh hưởng đến phụ nữ dưới tuổi 20.
HPV là nguyên nhân gây ra 99% các ca ung thư cổ tử cung, theo ông Fred Wyand - Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Sức khỏe tình dục Mỹ.
Phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm virut HPV trong quá trình quan hệ tình dục nếu họ bắt đầu có quan hệ tình dục ở độ tuổi sớm hoặc có quan hệ tình dục với nhiều người. Theo báo cáo của CDC, ít nhất một nửa số phụ nữ sinh hoạt tình dục sẽ bị nhiễm HPV tại một số điểm trong đời, vài phụ nữ sẽ bị ung thư cổ tử cung.
Hơn 70% ca mắc ung thư cổ tử cung là do 2 chủng có nguy cơ cao HPV-16 và HPV-18. Ngoài HPV, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tình trạng hút thuốc, độ tuổi có thai lần đầu, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống và thuốc tránh thai là yếu tố nguy cơ có thể mắc ung thư cổ tử cung, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy nhiễm Chlamydia không được điều trị và nhiễm HPV kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Các triệu chứng sớm của ung thư cổ tử cung bao gồm chảy máu bất thường hoặc bất thường âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo, tăng tần số tiết niệu hoặc đau khi đi tiểu. Nếu có những bất thường này, nên sớm làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ từ 21-65 tuổi nên xét nghiệm mỗi năm 1 lần, theo Cơ quan phòng bệnh Mỹ.
Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin A, C, E, nhiều trái cây và rau quả giúp giảm từ 40-60% nguy cơ ung thư cổ tử cung.
DS. Dương Tuyết
((Theo Medical Daily, 2016))
ung thư cổ tử cung
-
Cảnh giác các thuốc thường dùng gây hại mắt
-
Cảnh giác liệt nửa mặt do lạnh
-
Cách nhận biết viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên
-
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu
- Làm thế nào để giữ ấm cơ thể trong mùa đông?
- Để có làn môi căng mọng và đôi tay mịn màng mùa đông
- Mùa lạnh cảnh giác nguy cơ tai biến, đột quy
- Bệnh nhân nguy kịch, lóc toàn bộ da dương vật được cứu sống nhờ báo động đỏ
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Đỗ Xuân Tuyên làm Thứ trưởng Bộ Y tế
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan
- 3 bệnh viện hợp sức cứu sống sản phụ đã chết lâm sàng
- Hai mẹ con ngộ độc khí CO trong phòng kín