Tử uyển chữa ho, viêm khí quản
Hỏi: Cây thuốc tử uyển có ở Việt Nam không, nó có công dụng gì?
(Lê Nguyên Trực - Hà Giang)
Trả lời: Tử uyển còn gọi là thanh uyển, dã ngưu bàng.
Tên khoa học Asteraceraricus L.
Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Tử uyển (Radix Asteris) là rễ và thân phơi hay sấy khô của cây tử uyển. Từ là tía, uyển là mềm, vì tử uyển là một vị thuốc có màu tím lại mềm.
Mô tả cây
Loại cỏ sống lâu năm, cao 1 - 1,5m, thân và rễ ngắn, mang nhiều rễ con. Thân mọc thẳng đứng trên có nhiều cành, thân và cành có nhiều lông ngắn, phía gốc có lá mọc vòng. Khi cây ra hoa thì những lá này héo đi. Lá hình mác dài 20 - 40cm, rộng 6 - 12cm, đầu tù, phía cuống hẹp lại, cuống dài có dìa, mép có răng cưa, 2 mặt lá đều mang lông. Trên thân có lá mọc so le, hẹp gần như không cuống, dài 18 - 35cm, rộng 2,5 - 3,5cm có cuống dài. Hoa thìa lìa mọc xung quanh có màu tía tím nhạt, hoa ống ở giữa có màu vàng. Quả khô, hơi dẹt có lông trắng.
Cây tử uyển ở Việt Nam khai thác được xác định là Aster trinervus Roxb (theo A Petelot).
Tử uyển ở Việt Nam là một loài cỏ cao 0,3 - 1,6m, mọc thẳng đứng, trên ngọn phân nhánh, thân có lông ngắn, lá hình bầu dục thuôn dài, hẹp lại ở phía cuống, mép có răng cưa. Lá dài 3 - 7cm, rộng 5 - 25mm. Hoa hình đầu, tím nhạt ở xung quanh vàng ở giữa, mọc đơn độc hoặc tụ từng 3 - 5 hoa thành ngù ở đầu cành. Quả bé dài 2,5mm, có lông, mép có dìa màu vàng nhạt.
Phân bố, thu hái và chế biến
Chỉ mới thấy mọc ở miền Bắc Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, ít thấy ở miền Trung. Nhưng chưa hoặc ít được khai thác. Có mọc ở Lào.
Phần nhiều vị tử uyển của ta vẫn phải nhập. Ta nên chú ý phát hiện lại để khai thác.
Có mọc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên.
Nếu là tử uyển trồng thì vào mùa thu năm thứ nhất hay mùa xuân năm thứ hai, đào lấy rễ, cần chú ý kẻo đứt rễ con. Muốn vậy khi đào phải tuới nước, sau khi đào rửa sạch đất cát, tết những rễ nhỏ thành từng búi như búi tóc phơi hay sấy khô là được.
Công dụng và liều dùng
Chữa ho nhiều đờm, viêm khí quản cấp tính hoặc mãn tính. Thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Ngày dùng 6 -12g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên.
Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa tiểu tiện ra huyết.
Trong tài liệu cổ: Tử uyển vị đắng, ngọt, tính ôn, không độc, vào kinh phế. Tác dụng ôn phế, hóa đờm, hạ khí, chỉ ho, thông điều thủy đạo. Dùng chữa ho, khí xuyễn, ho ra máu mủ, tiểu tiện đỏ. Phàm âm hư, phổi ráo, có thực nhiệt không được dùng.
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)
của GS. ĐỖ TẤT LỢi
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
SKĐS - Các bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện ghép lại mảnh tổn thương mũi bị đứt rời cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Vĩnh Phúc. Điều đặc biệt là bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt và bị đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái, nhưng phần cánh mũi này được lấy lại ở trong thùng rác. - Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Truyền hình trực tuyến: Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh
- Khi nào cần nội soi tiêu hoá?
- Hai truyền thuyết dân gian về việc Trần Hưng Đạo chém Phạm Nhan