TS. Vũ Thu Hương: Từ vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang cần xem xét lại cách thức thi cử
Xem xét lại cách thức tuyển sinh
Theo TS. Hương, để chặt chẽ nghiêm túc kỳ thi Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem xét lại cách thức tổ chức kì thi tuyển sinh (vốn là của các trường ĐH và CĐ) trở về cho các trường tự quyết. Trường nào mà thi cả vấn đáp nữa thì càng tốt. Chất lượng đầu vào tốt, đẳng cấp của trường sẽ càng cao. Thị trường việc làm sẽ đánh giá. Chất lượng nhân lực đến từ các trường sẽ quyết định mọi thứ.
Còn về vấn đề thi cử học sinh xa TS. Hương cho biết, việc khó khăn khi khăn gói quả mướp lên thi cũng chỉ xảy ra trong vỏn vẹn 3, 4 ngày chứ không phải là cả đời. Những cơ sở từ thiện giúp đỡ các thí sinh cũng khá nhiều. Nhà nước cũng có thể tạo ra các cơ sở dạng như vậy để trợ giúp thí sinh tỉnh xa.Việc thi tốt nghiệp rất nên làm để các em nhìn nhận lại quá trình học tập 12 năm của mình. Việc này có thể giao xuống các tỉnh thành phụ trách. TS Hương nói.
TS. Vũ Thu Hương.
Điểm cực cao nhưng kiến thức sơ giản cũng không biết
TS. Vũ Thu Hương cho biết, với một người làm giảng viên Đại học hơn 20 năm (20 năm làm giảng viên đại học Sư phạm và một số năm làm giảng viên các trường khác) chị có điều kiện được tiếp xúc cũng như tham gia giảng dạy rất nhiều lứa học sinh. Mỗi một lứa học sinh lại cho chị nhiều suy nghĩ cũng như những bất ngờ.
TS. Hương kể, năm 2016 khi tiếp nhận lứa sinh viên đầu tiên ( tuyển sinh theo hình thức 2 trong 1), chị thật sự hoảng sợ khi sinh viên đỗ vào khoa với "số điểm cực cao" lại có sự hiểu biết “kinh hoàng”. Các em không hề biết nhà Trần có ông nào không phải là vua mà lại là anh hùng dân tộc (khi giáo viên yêu cầu kể ra một nhân vật thì các em lúng túng và gãi đầu). Vua nhà Nguyễn được các em liệt kê có cả Nguyễn Du, Nguyễn Trãi.
Ngay cả những kiến thức sơ giản như sông, núi, hồ ao, các em cũng không hề biết chứ đứng nói đến thứ xa xôi hơn. Chị Hương nhớ lại.
Các kỳ thi cần nghiêm túc và chặt chẽ. Ảnh minh họa
Nặng về thành tích
Chia sẻ về vấn đề “làm đẹp điểm” TS. Hương cho rằng: Bệnh thành tích của dân chúng nói chung cực kì cao. Các cha mẹ vẫn coi thành tích của con cái như chất men ngọt ngào thi vị cho cuộc sống của mình và là nguyên liệu để xây dựng giá trị cho cả gia đình. Nếu điều kiện không cho phép, nghĩa là các con ko đủ khả năng đem lại thành tích, các cha mẹ coi việc chạy chọt để làm đẹp thành tích là đương nhiên và là một việc phải làm để hoàn thành trách nhiệm nuôi dạy con của mình.
Ví dụ: khi xét tuyển tốt nghiệp bằng học bạ, các cha mẹ sẽ chạy điểm thầy cô cấp 3 bằng quà cáp mạnh hơn thế này rất nhiều. Con học giỏi, khỏi phải chạy là kịch bản tuyệt đẹp. Còn con học dốt thì bố mẹ ... tự hào vì đã chạy xong cho con. Với tâm lý này, các bạn trẻ mà được xét tuyển tốt nghiệp sẽ chẳng cần học nữa. Đợi cha mẹ chạy thôi. Điều này chắc chắn sẽ phổ biến đến mức 70 - 80% chứ ko phải chỉ có mấy trăm trường hợp như vụ ở Hà Giang. TS. Hương nhận định.
Ngoài ra, với bệnh thành tích chạy theo trường chuẩn lấy “ thương hiệu” Trường có số thi sinh đạt điểm thi toán cao nhất cả nước,... thì đây chính là áp lực nhiều trường phấn đấu như thế kết quả thi ở nhiều tỉnh thành không còn được chuẩn chỉ.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương Bộ GD-ĐT, Bộ Công an đã kịp thời, khẩn trương rà soát, xác minh kết quả thi bất thường của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT phát huy ưu điểm của kỳ thi THPT Quốc gia những năm vừa qua, tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy trình kỹ thuật bảo đảm giám sát chặt chẽ, khách quan, minh bạch đối với tất cả các khâu của kỳ thi THPT Quốc gia.
*.Tại kết quả chấm thẩm định của Bộ GDĐT cho thấy, có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Bộ GDĐT yêu cầu hủy kết quả hơn 330 bài thi có kết quả sai lệch đã được Sở GDĐT Hà Giang công bố điểm ngày 11.7, lấy kết quả chấm thẩm định để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học cho các thí sinh. Cũng tại buổi họp báo chiều 17.7, ban đầu xác định ông Vũ Trọng Lương - Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GDĐT Hà Giang là người trực tiếp can thiệp vào kết quả thi của thí sinh, làm hàng loạt bài thi có điểm cao "đột biến"
Khánh Mai (ghi)
-
Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm sai phạm về kết quả thi THPT bất thường tại Hà Giang
-
Công bố Kết quả thi THPT Quốc gia bất thường tại Hà Giang: Đã xác định cá nhân vi phạm, hơn 330 bài thi có chênh lệch điểm
-
Công bố Kết quả thi THPT Quốc gia bất thường tại Hà Giang: Đã xác định cá nhân vi phạm, hơn 330 bài thi có chênh lệch điểm
-
U22 Việt Nam ghi dấu ấn lịch sử, 'ẵm vàng" SEA Games 30
-
Di chuyển dân số có tác động quan trọng đối với sức khỏe công cộng
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mọi người Việt Nam sinh ra đều được chăm sóc tốt nhất
-
Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu ký kết chuyển giao nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tiễn
- Trao quà Tết sum vầy cho cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn tại Thanh Hóa
- Vụ gian lận xét nghiệm: BV Xanh Pôn đang rà soát tất cả các quy trình chuyên môn để làm rõ sự thật
- Hơn 10.000 trẻ mắc tim bẩm sinh mỗi năm, nhu cầu điều trị rất lớn
- Tiêm chất làm đầy Filler ở cô gái trẻ bị áp xe má
- U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Trước ngưỡng lịch sử và vinh quang!
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Bão số 03, bão Son-Tinh Suy yếu đề phòng tố, lốc
“Tiếp sức mùa thi năm 2018” nhiều đổi mới sáng tạo
Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm sai phạm về kết quả thi THPT bất thường tại Hà Giang
Chiều tối nay, bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp vào Thái Bình - Hà Tĩnh
Tổng Bí thư chỉ đạo tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia