Truyền hình trực tuyến: Giải pháp cho thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực
Mời độc giả xem video chương trình:
Thiếu máu cơ tim là tình trạng bệnh lý động mạch vành thường gặp, đặc biệt ở những người có tuổi và cao tuổi. Biểu hiện trên lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Theo các bác sĩ, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim thường xảy ra sau khi bệnh nhân làm việc gắng sức, trải qua những stress nặng nề hoặc sau khi ăn quá no.
Tuy không phải là tất cả nhưng phần lớn những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim đều có biểu hiện đau thắt ở ngực bên trái và lan xuống cánh tay trái, cơn đau có thể thoáng qua làm người bệnh không chú ý đến hoặc có khi kéo dài vài ba phút làm họ phải nhập bệnh viện.
Vậy dấu hiệu nào nhận biết sớm bệnh thiếu máu cơ tim? Bệnh nhân mắc bệnh này cần có chế độ điều trị, chăm sóc ra sao? Cách phòng bệnh thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực như thế nào…. Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Giải pháp cho thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực” tư vấn cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.
Khách mời tham gia chương trình gồm:
PGS.TS. BSCKII Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai.
PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Dẫn chương trình: Anh Thư
Chương trình được truyền hình trực tuyến trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu từ 9h30, thứ Năm, ngày 16/8/2018. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:
Email: bandientuskds@gmail.com
Hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình
Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.
Trong mỗi chương trình chúng tôi cũng sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.
Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn PGS.TS. BSCKII Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai; PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã nhận lời tham gia chương trình.
Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến
Khán giả tương tác với chương trình:
1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống
2. Share link sự kiện của chương trình.
3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.
Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.
Câu hỏi tương tác 1:
Bệnh thiếu máu cơ tim thường có biểu hiện gì?
A. Đau thắt ngực
B. Đau toàn thân
Đáp án là A
Chúc mừng độc giả có facebook là Phương Thủy đã trúng thưởng câu hỏi số 01 của chương trình !
Câu hỏi tương tác 2:
Cách nào phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực?
A. Thay đổi lối sống, tích cực vận động, giữ tinh thần lạc quan, tránh stress, không hút thuốc và dùng các chất kích thích.
B. Khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên 6 tháng 1 lần để kiểm soát yếu tố gây bệnh.
C. Cả 2 phương án trên
Đáp án là C
Chúc mừng độc giả có facebook là Đinh Vu Lộc đã trúng thưởng câu hỏi số 02 của chương trình !
Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Cardocorz - giảm nguy cơ đau thắt ngực, ngừa thiếu máu cơ tim từ dong riềng đỏ đã đồng hành cùng chương trình.
Dương Hải

Khi bị thiếu máu hiểu hiện đầu tiên là cơn đau( cơn đau thắt ngực) biểu hiện tương đối kín đáo khi người bệnh gắng sức và nhu cầu sử dụng ô xy của cơ tim tăng cao và lượng máu đó thiếu dẫn đến cơn đau. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ.
Cơn đau có thể dự báo nguy hiểm, cơn đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào có thể cả khi nghỉ, ngủ … và có biểu hiện như vậy là nguy hiểm như thế cần đến cơ sở y tế để khám.
Nguyên nhân là chủ yếu do vữa xơ động mạch, trước đây cho rằng nhiều nguyên nhân, hiện nay thì thống nhất cho răng rồi loạn máu ( thường gọi là mỡ xấu, hoặc tăng cholesterol - LDL-cholesterol ). Nguyên nhân làm cho cholesterol tăng cao là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. bên cạnh đó chúng ta sử dụng các chất độc hại trong đó có thuốc là gây xơ vữa động mạch.

Thiếu máu cơ tim là tình trạng cơ tim thiếu máu, lúc bình thường cũng có thể thiếu máu, hoặc khi gắng sức thì hiện tượng thiếu máu thấy rõ hơn.
Thiếu máu cơ tim được định nghĩa dòng máu nuôi phần cơ tim không được đầy đủ, mạch máu của tim nuôi dưỡng các cơ tim (gọi là mạch vành) có vấn đề, thường gặp nhất là lòng mạch bị hẹp lại chủ yếu do các mảng vữa xơ của động mạch vành.
Lúc đầu tình trạng hẹp nhẹ thì biểu hiện không rõ ràng, dần dần mạch vành hẹp lại do mảng vữa xơ phát triển thì mức độ càng rõ. Đến 1 lúc nào đó lòng mạch hẹp lại mà dòng máu không chảy được, mảng vữa xơ động mạch vỡ ra bít lòng mạch lại thì máu không chảy khiến cơ tim thiếu máu, dẫn đến tổn thương và hoại tử (gọi là nhồi máu cơ tim).
Nguyên nhân chủ yếu gây ra thiếu máu cơ tim là vữa xơ động mạch, do tình trạng rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu), rối loạn thường gặp là mỡ xấu - LDL cholesterol. Nguyên nhân LDL cholesterol tăng cao trong máu chủ yếu do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, hoặc do sử dụng các chất độc hại cho cơ thể như thuốc lá.

Tùy biểu hiện của cơn đau, nếu cơn đau nhẹ thoáng qua, nghỉ ngơi là hết thì người bệnh cần có kế hoạch đi khám.
Còn nếu có những cơn đau thắt ngực, đau thắt ở ngực bên trái và lan xuống cánh tay trái… người bệnh có cảm giác chưa hề đau vậy bao giờ khiến lo lắng, hoang mang thì nên đến bệnh viện ngay.

Số lượng bệnh nhân đến thăm khám về hiện tượng thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trong đó có nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh; các nguy cơ tăng huyết áp, tim mạch có dấu hiệu trẻ hóa ngày càng nhiều.
Đa số bệnh nhân đến khám về đau ngực chung chung (có thể đau ngoài tim), hoặc khám do đau thắt ngực (chủ yếu là tình trạng cơn đau của tim). Trong số đó có một nửa là liên quan đến bệnh tim mạch, còn lại là một số bệnh khác cũng có biểu hiện đau ngực.
PGS.TS Lê Bạch Mai bổ sung: Tình trạng bệnh nhân vào Viện Tim mạch nói chung và đặc biệt là bệnh thiếu máu cơ tim liên quan nhiều đến vấn đề cộng đồng hiện nay là dinh dưỡng không hợp lý. Trong đó có thừa cân béo phì gia tăng hết sức nhanh chóng. Nghiên cứu của chúng tôi tại Quận Hai Bà Trưng thì có đến 30% trẻ ở tuổi tiểu học thừa cân béo phì bị rối loạn lipid máu. Đó là nguy cơ - thậm chí đến tuổi chưa trưởng thành đã mắc bệnh tim mạch rồi.
Bên cạnh đó là yếu tố môi trường, học sinh không có chỗ chơi, người đi bộ thiếu chỗ đi bộ, cuộc sống nhộn nhịp vất vả nên khiến nhiều người không chịu vận động, ngại vận động gây tích lũy mỡ dư thừa… điều này cũng có liên quan đến bệnh lý tim mạch, đái tháo đường…

Thiếu máu cơ tim và Nhồi máu cơ tim là các giai đoạn của một quá trình. Chúng ta có thể hiểu nôm na nhồi máu cơ tim là cơ tim không có máu nuôi dưỡng khiến tổn thương và hoại tử. Biểu hiện sớm nhất của giai đoạn đầu tiên của nhồi máu cơ tim là thiếu máu cơ tim, từ ít đến nhiều, đến lúc nhiều hơn nữa cơ tim bị tổn thương, và chuyển dần sang giai đoạn hoại tử.
Thiếu máu cơ tim là giai đoạn đầu của biến cố nhồi máu cơ tim. Vì vậy muốn ngăn chặn nhồi máu cơ tim thì phải chữa từ giai đoạn thiếu máu cơ tim hoặc trước đó nữa để không bị nhồi máu cơ tim. Có thể hiểu nhồi máu là máu không đến được và cơ tim bị hoại tử.

Có rất nhiều phương pháp trong đó có chế độ ăn uống không dùng thuốc, nếu giai đoạn dùng thuốc có các cách : đầu tiên dùng thuốc để dãn mạch, bên cạnh đó các mảng vữa xơ sẽ làm mỏng đi. Thứ 3 cần dụng cụ quét để làm sạch.
Nguy cơ các để làm trầm trọng thêm thiếu máu cơ tim cần điều trị một số bệnh liên quan như, tăng huyết áp, mỡ máu cao.
Tác nhân làm độc thành mạch ( cần bỏ thuốc lá, rượu..). sau khi áp dụng các phương pháp trên mà cơn đau ngực không giảm thì các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp mạch, có thể nong động mạch và đặt giá đỡ.
Hoặc có thể phẫu thuật bằng cách mở tim để bắc cầu để dòng máu chảy và nuôi dưỡng cơ tim.

Mỗi người ăn và đủ hay thiếu thể hiện qua cân nặng. chúng tôi mong người trưởng thành duy trì cân nặng hợp lý (20-22 là lý tưởng) .
Cách tính BMI cho người lớn (trên 20 tuổi). Chỉ số BMI của bạn được tính như sau: BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).- trọng lượng cơ thể: tính bằng kg; - chiều cao x chiều cao: tính bằng m;
Đối với trẻ em có cách tính cân nặng theo tuổi và có cách tính giữa chiều cao và cân nặng. Nhưng với trẻ em thì khó kiểm soát hơn vì vậy, gia đình cần phối hợp giữa gia đình và nhà trường có bữa ăn hợp lý đảm bảo sức khoẻ và không bị béo phì., Ví dụ như trẻ em dưới 6 tuổi thì cần chất béo nhiều hơn người lớp. Cần chú ý lựa chọn chất béo tốt, chế biến chất béo ( không chế biến nướng, tẩm đường và nướng), hạn chế chất béo ăn sẵn.
Việc sử dụng bữa ăn tại gia đình nên được mọi người chú ý, tăng cường ăn rau xanh và quả chín để giữ thành mạch tốt.
Ngoài ra chú ý không nên ăn mặn, và tiêu thụ muối của người việt nam hơn gấp đôi so với khuyến cáo, vì ăn mặn là dễ tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch rất cao.

Đối với cháo cũng là một bữa ăn được chế biến dưới dạng lỏng hơn, mềm hơn, tốt cho người tim mạch.
Cháo sơn tra, trong quả sơn tra có nhiều dầu, chất đạm, đường, lipid thì còn giàu vitamin C và beta Caroten, giàu oxy hóa giúp làm bền thành mạch hơn. Trong quả này giàu canxi, giàu sắt cần cho quá trình vận mạch, tăng đào thảo natri…
Hà thủ ô với vấn đề tim mạch cũng khá tốt với người thiếu máu cơ tim, kiểm soát được lượng cholesterol và giảm cholesterol xấu, tăng nhẹ lượng máu đến tim nên tốt cho người thiếu máu cơ tim.
Cần lưu ý khi dùng tỏi, gia vị kích thích không dùng chung với cháo hà thủ ô.

Đối với người cụ thể nhất là đối với người 63 tuổi ( kể cả người bình thường) cũng cần mỗi năm cần tầm kiểm soát 1 lần.
Đối với trường hợp này cần đến khám tại cơ sở y tế để được các bác sĩ làm một số xét nghiệm ( đường máu, lipit máu, điện tâm đồ, đo huyết áp, ) để tầm soát tim mạch. Tuỳ theo mức độ mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định làm thêm nghiệm pháp thiếu máu cơ tim tạm thời. và như thế sẽ có cách điều trị thích hợp.

Với bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ đã đặt stent thì vấn đề quan trọng là làm sao cho thành mạch luôn được lưu thông, do đó, trong chế độ ăn cần lưu ý hàm lượng vitamin C. Nếu hàm lượng vitamin C thấp khiến co dãn thành mạch kém dễ tạo vữa xơ động mạch.
Nên ăn nhiều cam, bưởi, thanh long, chọn rau xanh thẫm nhất là rau ngót rất tốt cho bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ đã đặt stent mạch vành.

Tất cả các thuốc hạ huyết áp cũng đã có tác dụng bảo vệ tim mạch rồi. Hiện nay có 4 nhóm thuốc hạ huyết áp chính đều có tác dụng bảo vệ tim mạch tốt.
Tuy nhiên nếu huyết áp ổn định rồi mà vẫn có bất thường ở tim thì cần chú ý kiểm soát các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu - có thể điều trị thuốc hoặc không dùng thuốc; hoặc vừa thừa cân béo phì lại có vấn đề huyết áp thì cần điều chỉnh đồng thời chứ không chỉ điều trị huyết áp.
Nếu vẫn nghi ngờ, bạn nên đi khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định là các xét nghiệm chuyên biệt để xem có phải thiếu máu cơ tim không. Có đến một nửa những cơn đau ngực không phải là thiếu máu cơ tim.

Bạn định dùng thuốc gì kèm theo mà tôi không biết, nhưng về nguyên tắc do đặt stent thuốc được sử dụng một số thuốc cơ bản được dùng (aspirin, và thuốc chống rối loạn tăng lipit máu) nếu người nhà tăng huyết áp được điều trị và nói chung không có chỉ định và điều lưu ý khi dùng thuốc nào cũng cần phải lắng nghe cơ thể để báo cáo với bác sĩ.

Không có loại thực phẩm nào là tốt nhất với trái tim của bạn mà chỉ có bữa ăn tốt nhất là sự kết hợp đa dạng, phối hợp 5/8 nhóm thực phẩm trong một bữa ăn mới là đa dạng, nên có 15 loại thực phẩm trong một bữa ăn, khi kết hợp lại thì chúng ta có bữa ăn tốt nhất.
Với tim mạch cần đủ vitamin chất khoáng, không nhiều ngọt, không nhiều chất béo, không dư thừa năng lượng, không được ăn mặn.

Về rối loạn lipit máu ở lứa tuổi trung niên và khi đó chúng ta cần điều trị không dùng thuốc bằng cách chế độ ăn uống và vận động phải thay đổi. Nếu tình trạng không thay đổi thì phải sử dụng thuốc ( thuốc đó là chống rối loạn lipit máu và giúp cho mạch máu hạn chế bị vữa xơ).
PGS.TS Lê Bạch Mai bổ sung:
Đối với bệnh nhân này tôi muốn biết xem bệnh nhân có thừa cân không, nếu thừa cân phải giảm cân và khi đó mỡ máu sẽ giảm.
Có thể chia làm 3 bữa ( sáng, trưa 35% năng lượng cả ngày, bữa tối ăn ít) điều chỉnh chế độ ăn bột đường ( hạn chế tinh bột, bớt dùng thịt đỏ ( lợn, bò, ăn khoảng 80g/ ngày) nên ăn thịt trắng của vịt , gà ( nên ăn ức gà rất tốt cho người rối loạn chuyển hoá., tăng cường ăn cá.
Đối với thực phẩm khác nên ăn đậu nành ( đậu phụ, nước đậu nành- không đường) ngày cần ăn 4-500g rau, nên ăn loại quả ít ngọt, hạn chế muối. Mỗi tháng nên ăn 300g chất béo tinh chế ( các loại hạt).
Hằng ngày cần vận động khoảng 40 phút và chọn các bộ môn bơi nếu không biết bơi ( đi bộ trong nước) để giảm sức nặng cho khớp. và cần uống đủ nước mỗi ngày.

Trên cơ địa 1 người 58 tuổi đã chụp mạch vành và có vữa xơ động mạch nhưng tỉ lệ hẹp lòng mạch chưa đến mức nong và đặt stent động mạch vành thì có yếu tố nguy cơ cao về thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim.
Điều trị cần điều trị vữa xơ động mạch: cân bằng các thành phần cholesterol, đặc biệt giảm mỡ xấu. Kết hợp điều trị không dùng thuốc, chế độ vận động thể lực, tập luyện với dùng thuốc statin hạ mỡ máu. Cho dù thành phần cho bình thường sau uống thuốc thì vẫn cần uống thuốc để làm thoái triển các mảng vữa xơ động mạch.
Không hút thuốc lá vì mảng vữa xơ động mạch không thoái triển được. Dùng các thuốc - nói nôm na là làm loãng máu đi, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu.
Bên cạnh đó cần điều trị các mảng vữa xơ động mạch không thoái triển, vẫn đau ngực nhiều hơn thì có thể can thiệp mạch cho người bệnh.

Với 35 tuổi thì nguy cơ tim mạch thấp hơn người khác, tuy nhiên hiện nay tim mạch trẻ hoá do vậy bạn cần đi khám tổng thế để xem, huyết áp, có rối loạn máu, đường máu gluco hay không chiều cao cân nặng, và các yếu tố có bị nguy cơ cao ( bạn có hút thuốc lá trên 10 điếu một ngày, hoặc có các bệnh kèm theo không) nhiều người có bệnh ngoài tim ( dạ dày, thực quản dễ hiểu lầm có các cơn đau ngực), sỏi mật, sỏi thận cũng có các biểu hiện dễ nhầm lẫn. Do vậy bạn cần đi khám định kỳ.

Do 28 tuổi có chế độ ăn hợp lý, không hút thuốc lá thì bạn cần lưu ý như này nếu không hút thuốc lá thì nguy cơ rất thấp. Như bạn nói thì hệ tiêu hoá cần lưu ý vì đau có tính chu kỳ nhất là các bạn làm văn phòng ngồi nhiều, ăn uống miệng, tất nhiên ngoài thăm khám tim mạch cần khám thêm bác sĩ tiêu hoá.

Với 50 tuổi tính chất cơn đau như vậy là có gợi ý đến cơn đau mạch vành. Cần xác định theo từng bước, vì cơn đau mạch vành là cơn đau ngắn và người bệnh không thấy vấn đề gì và câu hỏi được các bác sĩ đặt ra là đau bao lâu, đau khi nào như thế, đau tự hết, hay đau âm ỷ. Và như trường hợp của bác là rất gợi ý đến bệnh mạch vành.
-
U22 Việt Nam ghi dấu ấn lịch sử, 'ẵm vàng" SEA Games 30
-
Di chuyển dân số có tác động quan trọng đối với sức khỏe công cộng
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mọi người Việt Nam sinh ra đều được chăm sóc tốt nhất
-
Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu ký kết chuyển giao nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tiễn
- Trao quà Tết sum vầy cho cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn tại Thanh Hóa
- Vụ gian lận xét nghiệm: BV Xanh Pôn đang rà soát tất cả các quy trình chuyên môn để làm rõ sự thật
- Hơn 10.000 trẻ mắc tim bẩm sinh mỗi năm, nhu cầu điều trị rất lớn
- Tiêm chất làm đầy Filler ở cô gái trẻ bị áp xe má
- U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Trước ngưỡng lịch sử và vinh quang!
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Truyền hình trực tuyến: Giải quyết chứng táo bón, rối loạn tiêu hóa ở mẹ và bé
Truyền hình trực tuyến: Cách phục hồi sức khỏe sau xạ trị ung thư
Truyền hình trực tuyến: Cách dùng đúng đông trùng hạ thảo
Truyền hình trực tuyến: Phòng, điều trị chấn thương thể thao
Truyền hình trực tuyến: Rượu bia ảnh hưởng đến lá gan của bạn như thế nào?
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Chọn nước uống khoa học từ kinh nghiệm của chuyên gia
Nguyễn thị hựu (bichhuubvdktn@gmail.com)
hồ thị tuyết (01698758919)
Huỳnh Hồng Thế (hongthehuynhtanthien@gmail.com)
Huỳnh Hồng Thế (hongthehuynhtanthien@gmail.com)
Nguyễn Ái (nguyenaifacebook@gmail.com)
Trần Thị Loan (Tranloan140474@gmai.com)
Nguyễn Trần Hoè (Tranhoebp@gmail.com)
Trần Kim Toàn (0963974192) (toan91568@gmail.com)
Đinh Thu Trang (hanhnguyenpct@gmail.com)
Nguyễn hữu đắc (Haidang0402@gmail.com)
Mai Thị Nguyệt Minh (0914552698) (nguyetminh0902@gmail.com)
Lù Thị Thùy Dương (thuyduongt666@gmail.com)
Hà Thanh Tuấn (hathanhtuanlh3@gmail.com)
Nguyễn Ngọc Dũng (0979743376) (dhngocha@gmail.com)
Trương Bình (Rạch Giá) (Bnh_lyhoa@yahoo.com)
Trịnh Thị Bảo (trinhthibao2018nt@gmail.com)
Phạm Phước (0985194999) (PhamPhuoc294@gmail.com)
Lê Hữu Duyên (Hội An) (duyentqc@yahoo.com.vn)
Nguyễn Thị Ngọc Diệp (ngocdiep046@gmail.com)
Nguyễn Thế Chiên (nguyenthechienpidi@gmail.com)
Nguyễn Minh Chương (minhchuong1970@yahoo.com)
Nguyễn Xuân Sơn (sonbiagialai@yahoo.com.vn)
Trần Thị Hoài Thương (thuonght38@gmail.com)
Bảy Đậu (dungvoivc@gmail.com)
Phạm Thanh Toán (Thanhtoan131281@gmail.com)
Nguyễn Thanh Diện (nguyenthanhdien14021983@gmail.com)
Gia Linh (duonggialinh@gmail.com)
Nguyễn Văn Luân (luan.nguyen1966@gmail.com)
Mai Đình Ngọc (Mai.dinhngocj55@gmail.com)
Nguyễn Như Tuấn (tuấn.nguyen1990@gmail.com)