Truyền hình trực tuyến: Cảnh báo đột quỵ mùa lạnh – cách phòng ngừa hiệu quả
Mời độc giả xem video chương trình:
Những ngày này thời tiết miền bắc đang bước vào những đợt rét sâu, rét đậm, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đặc biệt là người già, trẻ em và những người mắc các bệnh mãn tính. Đáng lưu ý đột quỵ là một trong những “ám ảnh” lớn nhất.
Theo một công bố mới được thống kê và kiểm chứng trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu, nguy cơ đột quỵ tăng lên 30% vào mùa lạnh so với các thời điểm khác.
Thống kê không đẩy đủ từ các bệnh viện cũng cho thấy, mùa lạnh số bệnh nhân đột quỵ nhập viện tăng từ 15-30% , đặc biệt là số ca bệnh tăng hơn vào những ngày thời tiết rét đậm.
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, nhiệt độ thay đổi lạnh đột ngột khiến nguy cơ máu đông và tắc nghẽn động mạch tăng cao, nhiệt độ cứ giảm khoảng 2,9 độ C ngoài trời trong khoảng thời gian 24h có thể tăng nguy cơ đột quỵ lên cao.
Những người cao tuổi (từ 50 trở lên), người bị huyết áp cao, người bị đái tháo đường, người hút thuốc lá và béo phì là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ mùa lạnh cao nhất. Rất nhiều trường hợp người bệnh chủ quan lúc thời tiết trở lạnh đã phải chịu các biến chứng tàn tật sau đột quỵ. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu không được cứu chữa khẩn cấp và đúng cách sinh mạng người bệnh sẽ như “ngàn cân treo trên sợi tóc”.
Vậy làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ, những nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, biến chứng có thể gặp của bệnh, cũng như cách điều trị hiệu quả căn bệnh đột quỵ vào mùa lạnh như thế nào? Nhằm giải đáp những thắc mắc trên Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề " Cảnh báo đột quỵ mùa lạnh – cách phòng ngừa hiệu quả”.
Khách mời tham gia chương trình:
GS.TS. Nguyễn Văn Thông- Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam
MC Việt Tú
Chương trình được truyền hình trực tuyến trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu vào 14h30, thứ Bảy, ngày 22/12/2018. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:
Email: bandientuskds@gmail.com
Hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình
Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.
Trong mỗi chương trình chúng tôi sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.
Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn GS.TS. Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam đã nhận lời tham gia chương trình.
Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến
Khán giả tương tác với chương trình:
1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống
2. Share link sự kiện của chương trình.
3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.
Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.
Câu hỏi tương tác số 1:
Dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ là gì?
A: Nhức mói chân tay, đau cổ vai gáy
B: Đột ngột xây xẩm, choáng váng, tê yếu tay chân, nói khó
C: Đau ngực trái dữ dội, khó thở, gắng sức
Đáp án đúng là B
Chúc mừng độc giả có facebook là Hoa Đồng Nội đã trúng thưởng câu hỏi số 01 của chương trình !
Câu hỏi tương tác số 2
Những ai có nguy cơ cao bị cục máu đông dẫn đến đột quỵ?
A: Người có bệnh lý cao huyết áp
B: Người có tiền sử đái tháo đường
C: Người có chỉ số cholesterol cao, người thừa cân / béo phì, ung thư, có viêm nhiễm, hay hút thuốc lá, ít vận động...
D. Cả 3 đáp án A,B,C
Đáp án đúng là D
Chúc mừng độc giả có facebook là Trần Nguyễn Quốc Trường đã trúng thưởng câu hỏi số 02 của chương trình !
Cảm ơn nhãn hàng NattoEnzym - Giúp ngừa tai biến đột quỵ - Nguyên liệu Nhật Bản đã đồng hành cùng chương trình.
Hồng Nguyên

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm để lại di chứng bản thân bệnh nhân gia đình và xã hội.
Tổng quan chung về đột quỵ: Đột quỵ hay là tình trạng sốc, tai biến mạch máu não.
Tất cả tế bào nhu mô não phía sau bị tổn thương, dẫn đến liệt, hôn mê, rối loạn cảm giác, tử vong
Theo thống kê chung, thế giới không chỉ là gánh nặng cho toàn cầu, nhưng thống kê bệnh nhân đột quỵ để lại di chứng nặng nề 90%, tỷ lệ tự phục vụ là 10%.
Năm 2010 đột quỵ mắc lần đầu 7 triệu người từ vong khoảng 30 % nếu không điều chỉnh đến năm 2030 là 22 triệu người và tỷ lệ tử vong khoảng 34%, tỷ lệ không giảm
Ở VIệt Nam chưa có thống kê đầy đủ, người mắc đột quỵ 300 nghìn dân, thống kê 2012 của BYT tỷ lệ đội quỵ chảy máu não chiem 40-50, tủ vong 50%, thời gian nhập vienj là 42 giờ. Tại sao việt nam lại chậm, chúng ta chưa phủ được toàn bộ đất nước của không những y tế thông tin đại chúng, có giải giáp dự phòng cho đúng.
ĐỘt quỵ: thiếu mãu não, 80-85% do tắc mạch từ tim, hầm động mạch vữa xơ một số nguyên nhân như gây co mạch
chảy máu não: chiếm 15-20% diễn ra nặng nề, ở những người trung niên cao tuổi, trẻ tuổi, 30 -35 tuổi đọt quỵ chảy ra rồi, tỷ lệ tử vong tàn tật sa sút trí tuệ cao
Khi đột quỵ xảy ra sẽ khoảng 90% hậu quả nặng nề, đứng thư 2 sau ung thư và nguyên nhân hang đàu tàn tạt và sa sút trí tuệ. Thế giới chi tiêu cho đột quỵ
5 dấu hiệu, những người trung niên, tang huyet áp, đái tháo đường, vữa xơ đọng mạch, gắng sức, sinh hoạt không hợp lý, ít tập thể dục có thết bất kể
Tự dưng đột ngột yếu nửa người, bên cơ thể
Nói ngọng khó, líu lưới
Hoa mắt, chóng mặt, loạng choạng
Mù mắt,
Đau đầu như búa bổ.
Có dấu hiệu thế nào là đột quỵ cháy máu não và đột quỵ thiếu mãu não:
Đột quỵ thiếu mãu náo xảy ra ban đêm và người trung niên, cao tuoir vè sáng diên ra từ từ, mức đọ liệt tang dân lên , ít có nôn, ít rối loạn cơ trong. Phải đưa ngay bệnh nhân đến viện từ 3-4,5 giờ. CHúng ta không chần chừ mất cơ hội. Đặc biệt nói đến đột quỵ là yếu liệt nửa người,
Chảy máu não: trong lúc hoạt động lao động, gắng sức, hội họp , hiện tượng xảy ra rầm rộ, người bệnh kích thích vật vã, đau đầu buồn nôn, huyết áp tăng đột ngột.
Chúng ta có quan niệm sai lầm đột quỵ và cảm mạo cảm gió trúng phong:
Đột quỵ là những hấu hiệu như nói ở trên, và đột quỵ cần phải đưa đi cấp cứu ngay
Cảm mạo: xảy ra bất cứ người nào, xảy ra đột ngột thời tiết thay đổi, có thể xảy ra. ớn lạnh xướng sống, vã mồ hôi. Sau khi xong thì khong để lại di chứng. để bện nhân nằm yên tại chỗ, bù nước bù điện giải. Không nhất thiết đưa ngay đến viện mà tăng quá tải bệnh viện.
Những yếu tố nguy cơ nào dẫn đến đột quỵ:
Không thay đổi được: Tuổi tác những người trung niên tăng cao trong lúc làm việc thành mạch xơ vữa, tại sao nam đột quỵ gấp 2 lần nữ giới, nam giới trong cuộc sống hàng ngày quá tải . Da trắng ít đột quỵ hơn da vàng, với da đen.
Thay đổi được: thói quen trong cuộc sống nếu THA, ĐTĐ điều chỉnh chế độ , Vữa cơ sđộng mạch, chế độ ăn sinh hoạt giảm mỡ động mạch, những người béo phì, tỷ lệ đột quỵ cao, những người làm dụng rượu bia, hút thuốc lá, những người ít vận động, lao động gò bó, những người trong tư thế quá mức, một số bệnh tim mắc phải, một số người sinh đẻ, dùng thuốc tránh thai. Nếu chúng ta biết dự phòng thì thay đổi đi.
Điều trị. Hiện nay các biện pháp khi điều trị xảy ra: Hồi sức tích cực gần như hoàn toàn, người bệnh thiếu máu não đến thời gian vàng dùng thuốc tiêu huyết khối, tiêu chuẩn hạn hẹp người bệnh phải đén kịp đấy là vấn đề chảy máu não dùng phương pháp lấy bỏ huyết khổi, tắc trong này ra, nếu chảy máu não giúp nhiều, dùng các tia phẫu thuật định vị, bơm thuốc tiêu khối, xâm phạm không nhiều. Tuy nhiên tất cả giải pháp đó giúp khoảng 12-17% theo thế giới, lấy bỏ huyết khối như Mỹ, người ta chỉ giải quyêt sđược 12%, một số nơi 17 % phải là chuyên gia giỏi và cơ sở vật chất cực tốt,
Việt Nam đầy đủ kỹ thuật khi đột quỵ xảy ra, giải pháp, trong gia đình, người thân bạn bè với dấu hiệu như trên đã nếu, có tiền sử tăng huyết áp, Đái tháo đường:
Bệnh nhân tỉnh nằm trên giường 30 độ , không cho bệnh nhân ăn uống cái gì vì nguy cơ sặc, nhanh chóng gọi cho cơ sở y tế và
Nếu bệnh lơ mơ, ùn tắc đờm rãi, nếu tụt lưỡi phải kéo lưỡi, không được cho uống nước hoặc thuốc
Nếu thấy hôn mê chúng ta phải có biện pháp chống nôn
Nếu ngưng tim thì phải ép tin và đưa ngay đến bệnh viên cơ hội còn, nếu chậm trễ mất cơ hội.
Thế giới phấn đấu từ khi phát hiện đến cơ sở gần nhất là 30 phút, nếu đến cơ sở có khả năng cấp cứu đột quỵ là 60 phút.
Dự phòng đột quỵ thế nào?
Nếu trung niên, cao tuổi không có yếu tố nguy cơ bằng cách duy trì huyết áp 130/80mhg có chế độ sinh hoạt khoa học, chúng ta phải thư giãn, tránh stress, căng thẳng có thời gian nghỉ. Trong chế độ ăn uống, hiện nay ăn uống góp phần tăng vữa xơ động mạch, đái tháo đường.
Trong chế độ sinh hoạt ăn uống tăng rau xanh, hoa quả chin, hạn chế mỡ động vật ăn ít phủ tạng, không hút thuốc lá, ruouj bia, đây là nguy cơ trường diễn mà chúng ta không biết.
Trung niên cao tuổi có yếu tố nguy cơ: Bắt buộc đo huyết áp hàng ngày, sáng chiều tối chúng ta ghi vào sổ, những cơ THA rất dễ đến đột quỵ, Khi có tiền sử THA chúng ta phải đến thầy thuốc, phải uống theo giờ quy định, tất cả chỉ có khả dụng sinh học trong 4 tiếng, không được bỏ thuộc,
Với những người trung niên có yếu tố nguy cơ phải khám định kỳ để tìm các yếu tố nguy cơ kịp thời điều chỉnh. Chế độ sinh hoạt tập luyện, phải đi khám bệnh định kỳ yếu tố nguy cơ đó có gì phát sinh.
Ở Việt Nam thời tiết 4 mùa là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, đôt quỵ xảy ra như thế nào?
Khi mùa đông đến xảy ra nhiều, thống kê các bệnh viện nếu nhiệt độ 2,4 độ thì đột quỵ lên
Thống kê 108, có 60% bệnh nhân đến cấp cứu vào buổi sáng, khi đột quỵ mùa đông hay xảy ra, mạch máu co lại lòng mạch hẹp lại cung lượng máu giảm, tim tăng co bóp, dẫn đến tăng huyết áp dẫn đến vữa xơ thêm
Ngoài ra người già thành mạch cứng không khả năng co giãn, trong mùa đông tại sao đột quỵ xảy ra nhiều:
- Thay đổi tư thế dạy một cách đột ngột, bản thân tư thế dột ngột đã làm máu không lên não, nên dạy từ từ tập luyện động tác từ mặt đến chên để chân thích nghi
- Đi tập thể dục quá sớm, đang trong nhà ấm, ra ngoài mạch co đột ngột nhiều trường hợp đang tập cũng đột quỵ.
- Khi mùa đông tắm nóng mạch giãn ra. Trong cơ thể hệ tuần hoàn máu lên não kém, cơ quan kém mạch phải co bóp đưa máu lên tim khi tim làm việc nhiều tăng áp lực cơ quan khác.

Đột quỵ: Xảy ra trung niên cao tuổi, bị THA, bất kể thời điểm nào. Yếu liệt nwuar bên người, phải đưa ngay đến bệnh viện,
Trúng gió: có thời điểm nhất định, vã mồ hôi, tiêu chảy, đau bụng, không có liệt, chỉ cần đánh gió, bấm huyệt uống trà gừng, một số dấu hiệu bạn lưu ý.
Nhà bạn có người già thì xem cao tuổi là yếu tố nguy cơ đột quỵ, người đó có bị THA, Vữa xơ động mạch, đái tháo dường không?, chúng ta phải tìm xem người đó có yếu tố nguy cơ không?. Chúng ta đi bệnh viện kiểm tra định kỳ.

Nếu mất ngủ, tăng huyết áp, thì bạn lưu ý, còn dấu hiệu của bạn như miêu tả đấy chưa hẳn là dấu hiệu đột quỵ mà do bạn bị một số bệnh khác, tuy nhiên bạn có THA, ĐTĐ thì bạn phải đến thầy thuốc mà là phản ứng cơ thể với một số tư thế làm việc khác

Đột quỵ: Xảy ra trung niên cao tuổi, bị THA, bất kể thời điểm nào. Yếu liệt nửa bên người. Đột quỵ phải đưa ngay đến bệnh viện,
Trúng gió: có thời điểm nhất định, vã mồ hôi, tiêu chảy, đau bụng, không có liệt, chỉ cần đánh gió, bấm huyệt uống trà gừng, một số dấu hiệu bạn lưu ý sự khác nhau của hai tình trạng trên.
Nhà bạn có người già thì xem cao tuổi là yếu tố nguy cơ đột quỵ, người đó có bị THA, Vữa xơ động mạch, đái tháo dường không?, chúng ta phải tìm xem người đó có yếu tố nguy cơ không?. Chúng ta đi bệnh viện kiểm tra định kỳ.

58 tuổi là tuổi có nguy cơ đột quỵ, thỉnh thoảng đau nửa đầu và yếu tay cũng có thể là dấu hiệu cơn thiếu máu não thoáng qua, phục vụ hoàn toàn cho 24h, bạn nên tầm soát nếu bị lặp đi lặp lại triệu chứng xem xét trên não có biểu hiện gì. Dị dạng mạch, kiểm tra lại cho đầy đủ nếu ta chỉ nghĩ chắc chắn đột quỵ bỏ qua. Nếu chúng ta bỏ qua các bệnh khác mà không tầm soát thì chúng ta cũng dễ bỏ qua các bệnh

Tôi không dùng, tôi không bài bác trong an cung có thạch tín và thủy ngân rất độc, thứ 2 là chống chỉ định với chảy máu não, khi bạn biết đột quỵ là do nguyên nhân gì nếu vào chảy máu não thì sẽ tử vong. Thứ 3 là nguồn gốc xuất xứ, thứ 4 là sinh khả dụng của thuốc sau 4 tiếng là thuốc sẽ đào thải ra ngoài, nhiều kỹ thuật hiện đại phải được bảo vệ để kéo dài thời gian tác dụng của thuốc thì không thể có một viên mà bảo vệ cho cả tháng được. Ta sử dụng như thế nào cho hợp lý. Nếu dùng an cung dự phòng đột quỵ không đúng.

THA dẫn đến suy thận, suy thận làm THA tăng lên, bạn kiểm soát được huyết áp sẽ giảm suy thận và ngược lại. Tuy nhiên suy thận độ 1 theo tuổi thôi nhưng nếu bạn không kiểm soát HA thì lại tăng. Ăn đừng quá mặn, đừng nhịn tiểu, thức ăn đảm bảo. Một vấn đề quan trọng là theo dõi huyết áp và xem có vữa xơ động mạch không.

Đái tháo đường là nguy cơ của đột quỵ, muốn dự phòng phải kiểm soát đường máu, và dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của thầy thuốc duy trì đường máu khoảng 7-8mmol/l. Có những người chăm chú uống thuốc nhưng lại quên ăn thì lại hạ đường huyết mà như thế không tốt. Nên ăn và uống thuốc đi kèm. Tại sao đái tháo đường hay mắc đột quỵ, độ quánh của máu tăng lên, vận chuyển của máu đái tháo đường tổn thương thành mạch dẫn đến THA. Cho nên, trong chế độ ăn phải lưu ý, trong chế độ ăn người đái tháo đường hạn chế tinh bột, hoa quả ngọt như chuối, xoài, TInh bột vào sẽ chuyển hóa thành đường. Nếu ăn quá nhiều không chuyển hóa hết sẽ tích lũy trong gan làm lượng đường máu tăng lên. Chẳng may khi đột quỵ xảy ra cũng như cấp cứu đột quỵ thông thường, nên đến cơ sở gần nhất có khả năng chẩn đoán đột quỵ

Với căn bệnh như bạn nói, bạn lo cũng đúng, bạn nên uống thuốc theo chế độ thầy thuốc, nhưng không phải cứ bị là uống thuốc mà nên điều chỉnh từ chế độ ăn, khi điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện nếu không giảm sau đó mới dùng thuốc.

Dấu hiệu đột quỵ rõ nhất như tôi đã nói ở trên và xin lưu ý ban một số vấn đề sau, nếu đột quỵ chắc chắn yếu tay, nói ngọng khó, líu lưỡi, nói ngập ngừng, hay đột nhiên đau đầu trong đó quan trọng nhất là đột nhiên tê dại yếu nửa người.
Còn việc bạn nói, châm vào đầu ngón tay là sai lầm hoàn toàn, đây không phải là biện pháp cấp cứu người đột quỵ.
Những thao tác sơ cứu: Để bệnh nhân nằm trên giường đầu hơi cao, kể cả thuốc huyết áp vì nguy cơ gây sặc, nếu tụt lưỡi kéo lưỡi nếu có đờm rãi thì lau, gọi cơ sở y tế đến nơi gần nhất. Chúng ta đừng tự làm cái gì cả. không châm chích đầu ngón tay, không ấn nhân trung. Nếu người bệnh hôn mê bất tỉnh, tim ngừng đập thì ép tim, nếu gọi xe cấp cứu có thể thuê tắc xi , việc này không làm tăng chảy máu lên , vận chuyển đúng cách, hai ba người bê lên nằm, quan trọng là đúng tư thế nên cố định đầu. Đến cơ sở y tế gần nhất, chứ không phải ở rất xa lại đưa về Hà Nội.

Đột quỵ rất nhiều nguyên nhân như tôi nói ở trên, các bạn đừng nghĩ rằng mìn khỏe mạnh các bạn căng thẳng dẫn đến THA, thành mạch tổn thương,hoạc những người nghiện rượu, thuốc lá, ơhuj nữ có thai, mạn tính khác suy gan thận dễ dàng hình thành cục máu đông dẫn đến đột quỵ
-
GS.TS.BS. Nguyễn Văn ThôngĐặt câu hỏi
-
Thuốc hen PH được tin dùng hàng đầu trong các thuốc hen phế quản đông dược
-
Sử dụng vitamin tan trong dầu có gì khác?
-
Hoa vườn nhà: Dân dã mà hữu dụng
-
Tác dụng chữa bệnh của 3 loại mầm hạt
- Thử máu có thể tiên lượng mức độ nhiễm trùng huyết
- Khỏe, đẹp hơn khi uống nước điện giải ion kiềm “giải độc”!
- Cơn co giật trong giấc ngủ có làm phiền bạn?
- Bệnh viện đầu tiên sử dụng máy siêu âm hiện đại giúp phát hiện bất thường thai nhi giai đoạn sớm
- Nano Isoflavon - Nâng tầm giá trị trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Những cách dễ dàng để giảm cân
SKĐS - Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống của bạn và một số bữa ăn được lên kế hoạch tốt có thể giúp bạn giảm cân nhanh chóng. - Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo: Nguy hiểm khi giảm béo "thần tốc"
- Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
- Vinh danh 668 người hiến giác mạc
- Lời khuyên của giám đốc Bệnh viện K dành cho người bệnh ung thư
Thành (Nam Định)
Hải (Đống đa)
Mai (Hà nội)
Trang (huyentrang)
Thọ (1960)
Thanh (Công Thanh)
Lộc (Từ Liêm)
Hải (038794xxx)
Đỗ Mai Thanh (domaithanh.nbt@gmail.com)
Lê văn Quang (cao hành phan thiết - bình thuận)
hà tiến mạnh (phú thọ)
TRần Thùy Ngân (BD)
tôi là hằng đã 52 tuổi (tôi ở đồng nai)
lê văn Phương (levanphuong)
Thao (Thao nhé)
Sao (ngoisaohieulongtoi_mechi@yahoo.com)
thắng (ducthang@gmail.com)
ngô Đông (k)
cuong Le (cuong)